Cùng hành động để bảo vệ môi trường làng nghề

Môi trường - Ngày đăng : 00:00, 22/05/2014

(TN&MT) - Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng cụm công nghiệp, làng nghề nhằm nâng cao đời sống của người dân là chủ trương được Nhà nước rất coi trọng.
(TN&MT) - Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng cụm công nghiệp, làng nghề nhằm nâng cao đời sống của người dân là một trong những chủ trương được Nhà nước rất coi trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay việc phát triển các làng nghề cũng đang gây nên nhiều bức xúc cho môi trường rất cần sự chúng tay của các Bộ, ngành liên quan…
   
Nâng cao công tác qun lý làng ngh
   
  Theo tổng hợp báo cáo của các tỉnh thành phố, tính đến 31/3/2014 cả nước có 1.577 làng nghề được công nhận. Hiện có 45/63 tỉnh xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, có 38/63 tỉnh đã phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề. Cả nước có 45/63 tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước cho Sở NN&PTNT, 9/63 tỉnh thành phố giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước cho Sở, ban ngành khác. Có ba tỉnh chưa giao quản lý làng nghề cho một đơn vị nào làm đầu mối đó là Quảng Trị, Bắc Kạn và Gia Lai. 6/63 tỉnh giao nhiệm vụ cho hai Sở NN&PTNT và Sở Công thương đều tham gia quản lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn như An Giang, Ninh Bình, Long An...
   
  Tuy nhiên, số làng nghề được quy hoạch trong KCN, cụm công nghiệp làng nghề là rất ít (47 làng) nên các làng nghề đa số chưa xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, các loại khí thải, nước thải đều được xả thải trực tiếp ra môi trường… Hiện, nước thải tại các làng nghề tái chế kim loại, chế biến nông sản, thủy sản… gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.
   
Nước chứa hóa chất được thải thẳng ra môi trường tại làng giấy Phong Khê – Bắc Ninh
    
   
  Để khắc phục tình trạng này, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề với mục tiêu 2105 đạt thu nhập tăng từ các hoạt động phi nông nghiệp từ 2 – 4 lần so với sản xuất thuần nông. Giảm thiểu ô nhiễm làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, làng nghề thủ công mỹ nghệ... Bảo tồn được 30 - 40 làng nghề truyền thống. Phát triển thêm 50 - 70 làng nghề mới và làng nghề gắn với du lịch. Chú trọng tới phát triển làng nghề mới ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, ở khu vực người dân tộc thiểu số...
  Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu trên là rất khó.
   
Cn điu chnh khái nim “làng ngh
   
  Đứng trước những vấn đề đặt ra, vừa qua Bộ TN&MT đã có cuộc trao đổi với Bộ NN&PTNT nhằm tìm ra những giải pháp và đưa ra những thống nhất chung để phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường làng nghề.
   
  Ông Trần Thế Loãn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm cho rằng, hiện nay chúng ta nên rà soát lại các nhóm đối tượng quản lý trong lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư số 116/2006/TT-BNN làm cơ sở để có các phương thức quản lý khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, tạo động lực cho việc phát triển ngành nghề nhưng vẫn đảm bảo duy trì được chất lượng môi trường ở mức có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, cần quy định chi tiết hơn về loại hình và có giới hạn về quy mô sản xuất hay cụ thể hóa sản phẩm của các nhóm ngành nghề quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/2006/NĐ-CP “các hoạt động ngành nghề nông thôn” để đảm bảo đúng mục tiêu quản lý là phát triển ngành nghề nông thôn chứ không phải phát triển sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ trên địa bàn dân cư nông thôn. Vì trên thực tế hiện nay, để tăng hiệu quả kinh tế, có những hộ sản xuất lớn không khác gì doanh nghiệp (cơ khí kim loại, tái chế nhựa...) mà không có một giải pháp BVMT nào thì khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường không thể tiếp ứng.
   
  Trao đổi về điều này Thứ trưởng Bộ TN&MT, kiêm Tổng cục trưởng TCMT Bùi Cách Tuyến cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay cần nghiên cứu, điều chỉnh lại khái niệm về làng nghề cho phù hợp với vùng, miền, tập quán sinh hoạt, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và thống nhất cách áp dụng tại các địa phương. Thực tế tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều địa phương có nghề truyền thống, đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng số lượng sản xuất ít nên không được quản lý và cũng không có cơ chế hỗ trợ ưu đãi đối với các đối tượng này. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung tiêu chí công nhận “cơ sở ngành nghề nông thôn”, “cơ sở ngành nghề nông thôn truyền thống” vì mấu chốt của vấn đề phải quản lý từ cơ sở. Ngoài ra cần phân loại rõ ràng các loại hình làng nghề. Chúng ta cũng nên chú ý tới vấn đề xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, ban hành hợp lý các văn bản pháp lý liên quan đến làng nghề.
   
  Hi vọng rằng, với sự vào cuộc của tất cả các Bộ, ngành liên quan, trong thời gian tới phát triển kinh tế làng nghề sẽ tiến những bước tiến vượt bậc trong phát triển sản xuất, bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời gắn với bảo vệ môi trường.
   
Nguyễn Cường