Cần sớm làm rõ nguyên nhân cháy rừng Hoàng Liên
Môi trường - Ngày đăng : 00:00, 10/03/2014
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, hàng chục ha rừng Hoàng Liên bị thiêu trụi.
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, hàng chục ha rừng Hoàng Liên bị thiêu trụi. Đây là lần thứ hai xảy ra cháy lớn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên kể từ Tết nguyên đán đến nay. Còn đó những vết thương loang lổ trên từng cánh rừng tái sinh và nguyên sinh. Còn đó, những lo âu của hàng trăm người dân và lực lượng chức năng trắng đêm chữa cháy rừng. Tất cả những gì đang diễn ra tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên là hồi chuông báo động về công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại đây.
Mỗi năm, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đều có kế hoạch và phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng hết sức cụ thể, được các ban ngành liên quan xem duyệt và cùng triển khai bảo vệ rừng hiệu quả. Mức độ hiệu quả của các bản kế hoạch này đến đâu thì chưa rõ. Nhưng cho đến sự việc cháy rừng ngày 5/3 vừa qua, “giặc lửa” đã tiến vào khu vực rừng già thuộc vùng lõi vườn Quốc gia Hoàng Liên thiêu trụi nhiều ha rừng khiến dư luận đặt dấu hỏi về tính khả thi của các phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Mặt khác, mỗi năm nguồn vốn ngân sách dành cho công tác duy trì bảo vệ và phòng chống cháy rừng Hoàng Liên lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí có năm lên đến hàng tỷ đồng (bao gồm cả công tác chữa cháy), nhưng rừng vẫn cháy, người dân vẫn nơm nớp nỗi lo “giặc lửa” có thể phát hỏa bất cứ lúc nào.
Còn nhớ, ngày 2/2/2014, Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa- Lào Cai) đã xảy ra cháy lớn tại khoảnh 14 và 15, tiểu khu 296. Tổng diện tích rừng bị cháy là 15,5 ha. Ngay sau đó, ngày 7/2/2014, Tỉnh ủy Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo đó, các địa phương và cơ quan chức năng đóng tất cả các cửa rừng từ thời điểm đó đến hết mùa khô 2014… Điều này có nghĩa rằng “nội bất xuất ngoại bất nhập” tại khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Thế nhưng, không hiểu do thời tiết hay vì nguyên nhân khách quan nào đó, “giặc lửa” vẫn len lỏi vào khu vực “nhạy cảm” vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên trên độ cao 1.800m đến trên 1.900m để phát hỏa. Bên cạnh đó, khi phóng viên tiếp cận các hiện trường các cao điểm cháy vẫn còn đó những thân cây gỗ lớn nằm ngổn ngang, những vết thương của rừng vẫn còn nguyên trên những thân cây lớn.
Trong khi đó, ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ thị nêu rõ, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng…đồng thời xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi để xảy ra cháy rừng.
Mỗi năm, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đều có kế hoạch và phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng hết sức cụ thể, được các ban ngành liên quan xem duyệt và cùng triển khai bảo vệ rừng hiệu quả. Mức độ hiệu quả của các bản kế hoạch này đến đâu thì chưa rõ. Nhưng cho đến sự việc cháy rừng ngày 5/3 vừa qua, “giặc lửa” đã tiến vào khu vực rừng già thuộc vùng lõi vườn Quốc gia Hoàng Liên thiêu trụi nhiều ha rừng khiến dư luận đặt dấu hỏi về tính khả thi của các phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Mặt khác, mỗi năm nguồn vốn ngân sách dành cho công tác duy trì bảo vệ và phòng chống cháy rừng Hoàng Liên lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí có năm lên đến hàng tỷ đồng (bao gồm cả công tác chữa cháy), nhưng rừng vẫn cháy, người dân vẫn nơm nớp nỗi lo “giặc lửa” có thể phát hỏa bất cứ lúc nào.
Còn nhớ, ngày 2/2/2014, Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa- Lào Cai) đã xảy ra cháy lớn tại khoảnh 14 và 15, tiểu khu 296. Tổng diện tích rừng bị cháy là 15,5 ha. Ngay sau đó, ngày 7/2/2014, Tỉnh ủy Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo đó, các địa phương và cơ quan chức năng đóng tất cả các cửa rừng từ thời điểm đó đến hết mùa khô 2014… Điều này có nghĩa rằng “nội bất xuất ngoại bất nhập” tại khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Thế nhưng, không hiểu do thời tiết hay vì nguyên nhân khách quan nào đó, “giặc lửa” vẫn len lỏi vào khu vực “nhạy cảm” vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên trên độ cao 1.800m đến trên 1.900m để phát hỏa. Bên cạnh đó, khi phóng viên tiếp cận các hiện trường các cao điểm cháy vẫn còn đó những thân cây gỗ lớn nằm ngổn ngang, những vết thương của rừng vẫn còn nguyên trên những thân cây lớn.
Trong khi đó, ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ thị nêu rõ, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng…đồng thời xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi để xảy ra cháy rừng.
Dư luận đang chờ đợi câu trả lời từ các cơ quan chức năng liên quan tỉnh Lào Cai giải đáp.
Nguyễn Thắng