Lò đốt chất thải rắn y tế: Cần quy chuẩn kỹ thuật mới
Khoa học & Công nghệ - Ngày đăng : 11:28, 02/07/2019
Giám sát và vận hành
Lò đốt CTRYT nếu không vận hành đúng sẽ sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống, có thể tạo ra chất độc hại dioxin, fura gây ô nhiễm môi trường thứ phát. Vì vậy, dự thảo quy chuẩn lần này đã quy định rõ khi khởi động và sấy nóng tất cả các vùng đốt, chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để thay thế, bổ sung nhiên liệu truyền thống sau khi sử dụng nhiên liệu truyền thống để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên nhiệt độ trên 300°C và vùng đốt thứ cấp lên nhiệt độ trên 800°C. Các loại chất thải không nguy hại sử dụng trong quá trình khởi động này phải được xác định và ghi rõ trong quy trình.
Chỉ được nạp CTRYT nguy hại khi nhiệt độ vùng đốt sơ cấp đạt 6500C, nhiệt độ vùng đốt thứ cấp 1.0500C. Đặc biệt, không được phép thiêu đốt chất thải phóng xạ, chất thải dễ nổ, chất thải có nhựa PVC, nước thải và chất thải có tính ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì, Cadmi, các hợp chất Halogen hữu cơ; phải lập nhật ký vận hành lò đốt CTRYT, trong đó, ghi rõ lượng chất thải được thiêu đốt, nhiệt độ tại các vị trí có lắp đặt thiết bị đo nhiệt độ, thời gian thực hiện và tên người vận hành…
Trước khi kết thúc hoạt động của lò đốt phải ngừng nạp chất thải. Đồng thời, tiếp tục đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơ cấp và cấp nhiên liệu (nếu cần) cho đến khi chất thải cháy hoàn toàn; ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt thứ cấp sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không còn khí thải qua ống khói; ngừng hệ thống xử lý khí thải và kết thúc toàn bộ hoạt động của lò đốt khi nhiệt độ vùng đốt sơ cấp xuống dưới 200°C.
Quy định cụ thể hệ thống xử lý khí thải
Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng không khí xung quanh khi khí thải phát tán vào môi trường, ống khói của lò đốt CTRYT không được thấp hơn 20 m tính từ mặt đất. Trường hợp trong phạm vi 40 m tính từ chân ống khói có vật cản cố định thì ống khói phải cao hơn tối thiểu 3 m so với điểm cao nhất của vật cản.
Trong lò đốt CTRYT áp suất phải nhỏ hơn áp suất bên ngoài để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp chất thải. Không được trộn không khí bên ngoài vào để pha loãng khí thải kể từ điểm ra của vùng đốt thứ cấp đến vị trí có độ cao 2 m tính từ điểm lấy mẫu khí thải trên ống khói.
Lò đốt phải có hệ thống xử lý khí thải với quy trình hoạt động bao gồm giải nhiệt (hạ nhanh nhiệt độ); xử lý bụi và xử lý các thành phần độc hại trong khí thải. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý khí thải phải có van xả tắt để xả khí thải trực tiếp ra ống khói mà không qua hệ thống xử lý khí thải khi có sự cố. Van xả tắt phải có niêm phong của cơ quan cấp phép để tránh sử dụng tùy tiện và phải thông báo trong vòng 48 giờ sau khi phá niêm phong để cơ quan cấp phép niêm phong lại.
Tro đáy lò, tro bay và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt CTRYT phải được xử lý bằng một trong ba phương pháp sau: Cô lập bằng đóng kén trong bể bê tông; thuê đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại; phân định, phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.
Dự thảo quy chuẩn lần này quy định cụ thể hơn các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt chất thải rắn y tế; giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt không áp dụng chung cho cả nước mà được áp dụng cho từng vùng, từng khu vực điều này phù hợp với thực tế vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ được môi trường.
Điểu chỉnh nhiều thông số ô nhiễm khí thải So với QCVN 02:2012/BTNMT, dự thảo quy chuẩn lần này vẫn giữ nguyên các thông số kỹ thuật cơ bản. Tuy vậy, quy định về giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT lại có nhiều thay đổi. Cụ thể, QCVN 02:2012/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt. Trong khi đó, dự thảo mới chỉ quy định giá trị cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải. Giá trị tối đa được tính theo công thức Cmax = C x Kv.7 C là giá trị của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT được quy định cụ thể như sau: Đối với Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) là 500 mg/Nm3; Cadmi và hợp chất (tính theo Cd) là 0,16 mg/Nm3; chì và các hợp chất (tính theo Pb) là 1,2 mg/Nm3; bụi tổng nằm trong khuôn viên cơ sở y tế là 115 mg/Nm3 và không nằm trong khuôn viên là 100 mg/Nm3; thủy ngân và hợp chất (tính theo Hg) là 0,5 và 0,2 mg/Nm3; tổng dioxin/furan, PCD là 1,2 và 0,6 ngTEQ/Nm3. Kv là hệ số vùng, khu vực quy định ứng với địa điểm đặt lò đốt chất thải rắn y tế được xác định tại thời điểm báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Theo đó, có 5 vùng, khu vực với 5 hệ số khác nhau. Cụ thể, đối với vùng 1 là nội thành đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I; rừng đặc dụng; di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng hệ số Kv là 0,6. Vùng 2 là nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV; vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 2 km hệ số Kv là 0,8. Vùng 3 là đô thị loại V, vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 2 km hệ số Kv là 1,0. Vùng 4 là nông thôn hệ số Kv là 1,2. Vùng 5 là nông thôn miền núi có hệ số Kv 1,4. |