Cảnh báo sớm thiên tai động đất – sóng thần ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 16:49, 29/11/2018
(TN&MT) - Những năm gần đây, động đất xuất hiện với tần suất ngày một cao ở Việt Nam. Bên cạnh đó. Việt Nam còn là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng là một trong những nguy cơ làm tăng tần suất xuất hiện sóng thần, động đất. Đẻ dự báo, cảnh báo những hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt này, những năm vừa qua, song song với nhiệm vụ ứng phó BĐKH, các nàh khao hcj đã tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm cảnh báo sớm động đất, sóng thần tại Việt Nam.
Quan trắc động đất và nghiên cứu hệ thống đứt gãy
Hiện nay, Viện Vật lý Địa cầu đang quản lý và vận hành một mạng lưới đài trạm quan trắc động đất quốc gia và nhiều mạng lưới đài trạm quan trắc động đất trên khắp đất nước. Viện Vật lý Địa cầu, với Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cũng là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ra các thông báo về động đất và cảnh báo sóng thần trên toàn đất nước Việt Nam.
Mạng lưới quan sát động đất ở Việt Nam được hình thành và phát triển với mục đích chính là nghiên cứu các quy luật biểu hiện động đất trên lãnh thổ, góp phần vào giảm nhẹ thiên tai phục vụ cho việc phát triển bền vững của đất nước. Bắt đầu từ năm 1923, trạm địa chấn đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng tại Phủ Liễn. Cho đến nay, mạng lưới đài trạm quan trắc động đất quốc gia do Viện Vật lý Địa cầu vận hành và được nâng cấp với thời gian.
Để đảm bảo các thông số đầu vào chính xác, hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu các hệ thống đứt gãy hoạt động nhằm đánh giá độ nguy hiểm động đất và sóng thần cho một khu vực. Các hệ thống đứt gãy hoạt động sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các vùng nguồn chấn động trong phạm vi khu vực nghiên cứu. Các vùng nguồn chấn động lại được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho các tính toán và vẽ bản đồ độ nguy hiểm địa chấn hay các tính toán mô phỏng kịch bản sóng thần.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đứt gãy hoạt động, đặc biệt là các đứt gãy sinh chấn luôn luôn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà địa chấn và các nhà địa chất. Dữ liệu động đất là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc minh giải độ hoạt động của đới đứt gãy. Vì vậy, các dữ liệu động đất quan trắc thường được sử dụng để đánh giá độ hoạt động hay khả năng phát sinh động đất của các đứt gãy. Mặt khác, tại các vùng có tính địa chấn yếu hay không quan sát được động đất, việc xây dựng các vùng nguồn chấn động lại phụ thuộc vào các dữ liệu địa chất
Cho đến nay, với kết quả điều tra, khảo sát về địa chất và địa vật lý ngày một phong phú và có độ chi tiết, độ chính xác cao, trong các công trình nghiên cứu về địa chấn kiến tạo của Biển Đông và thềm lục địa Việt Nam, các hệ đứt gãy chính đã được phát hiện được gọi tên các con sông lớn như: Đới đứt gáy Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Mã, Sông Đà, Sông Cả….Tiếp theo các nàh khao học đáuwr dụng danh mục các đứt gãu trên toàn lãnh thổ Việt nam và khu vực biển Đông để xây dựng 37 vùng chấn động, trong đó có tới 9 vùng là nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực biển và hải đảo Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này khẳng định và chính xác hoá về vị trí, làm sáng tỏ quy mô và mức độ, lịch sử phát triển cũng như vai trò của chúng trong dự báo, cảnh báo động đất, sóng thần.
Xác định rõ những nguy cơ
Để có dự báo chính xác về mức độ của các đới đứt gayx cũng như các cơ sóng thần trên biển, các nàh khoa học cũng đi sâu phân tích những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng lớn đến sự vận động của địa chất. Đó là sự tăng trưởng nhanh về dân số và kinh tế của đất nước ngày càng đòi hỏi phải có những kết quả đánh giá định lượng về độ nguy hiểm động đất trên toàn bộ lãnh thổ cũng như trên các dải ven biển và vùng biển Việt Nam
Một trong những hoạt động quan trọng khác ảnh hưởng động đất kích thích gia tăng đới đứt gãy là các hồ chưa nhà máy thủy điện. Động đất kích thích ở các khu vực hồ chứa là hiện tượng tăng hoạt động động đất tại đó khi các hồ chưa tích nước. Hiện tượng này đã xảy ra ở hàng loạt hồ chưa trên khắp thế giới. Trong nhiều trường hợp đã xảy ra các trận động đất kích thích mạnh dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của thậm chí gây hậu quả nặng nề cho công trình thuỷ lực và các công trình khác.
Hiện tượng động đất kích thích ở các vùng hồ chứa là một thực tế cần phải tính đến khi xây dựng các hồ chứa mới. Nghiên cứu động đất kích thích tại hồ chứa có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho đập khỏi hiểm hoạ của động đất và bảo vệ tính mạng của người dân đang sinh sống quanh khu vực nhà máy thuỷ điện. Do có ý nghĩa thực tiễn rất cao nên việc nghiên cứu động đất kích thích đã trở thành một trong những hướng nghiên cứu địa chấn ở Việt Nam từ những năm 1990.
Ở Việt Nam, trong khi việc nghiên cứu động đất đã được bắt đầu từ nửa thế kỷ trước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trên thực tế, sóng thần trong một thời gian dài không được coi là thiên tai nguy hiểm nhất ở Việt Nam so với những thiên tai khác như bão, lũ, lũ quét...
Với đội ngũ các nhà khoa học đã có nửa thế ký trong lĩnh vực nghiên cứu địa chấn ở Việt Nam, tại Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, các kiến thức chuyên môn của các nhà khoa học được ứng dụng ngay trong công tác phát hiện và cảnh báo kịp thời những trận động đất và sóng thần có khả năng gây thiện hai cho cộng đồng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và khu vực Biển Đông.
Tính đến tháng 9 năm 2017, tròn một thập kỷ kể từ khi thành lập, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã phát hiện và cảnh báo 370 trận động đất trên toàn lãnh thổ và thềm lục địa của Việt Nam, với độ lớn nằm trong khoảng từ 0,7 đến 4,7 độ theo thang Mô men.
Có thể thấy, các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Vật lý Địa cầu luôn phản ánh kịp thời những tiến bộ của nền khoa học thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai động đất và sóng thần ở Việt Nam.