Ngành Thủy sản gấp rút lên kế hoạch ứng phó BĐKH

Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 00:00, 20/09/2013

(TN&MT) - Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, song cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ của BĐKH toàn cầu.
(TN&MT) - Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, song cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Để triển khai Nghị quyết 24- NQTW của Đảng và cũng là tự “cứu” ngành trước BĐKH ngày càng diễn ra phức tạp, ngành Thủy sản đang gấp rút lập kế hoạch cụ thể ứng phó BĐKH....
   
Tn tht ln
   
  Theo báo cáo của Tổng Cục Thủy Sản, Bộ NT&PTNT, năm 2012, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt 5.8 triệu tấn, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 500 nghìn tấn, cá tra đạt 1.19 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6.2 tỷ đô la Mỹ. Đó là những con số không nhỏ góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
   
  Tuy nhiên, tại Hội thảo “Nông nghiệp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Cơ hội và thách thức” được tổ chức ở Hà Nội vừa qua, Bộ TN&PTTN đã cho biết, Ngành thủy sản ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức của BĐKH như nhiệt độ thay đổi, độ mặn của nước biển, bão lũ thay đổi thất thường ảnh hưởng lớn đến thành phần loài cá, cơ cấu mùa vụ. Bằng chứng là nhiều rặng san hô chậm phát triển, các thảm thực vật như rong biển bị chết, trôi dạt vào bờ với khối lượng lớn. Các bãi cá nổi, cá đáy ở khu vực tuyến bờ và lộng có xu hướng ra xa dần. Mùa vụ cá cơm, cá ồ, cá thu, cá nục từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm tại các ngư trường đều bị thay đổi và xáo trộn trong những năm gần đây.
   
  Sự thay đổi của nhiệt độ nước biển do tác động BĐKH còn là điều kiện phát sinh nhiều dịch bệnh cho động vật thủy sản, nhất là đối với nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra bệnh vi rút lan truyền nhanh, khó chữa. Loại vi khuẩn này đã gây dịch bệnh trên tôm hùm miền Trung năm 2009-2010 làm tổn thất hàng chục tỷ đồng của các hộ nuôi tôm. Sang năm 2011-201 với biến tướng mới, chủng vi khuẩn này gây hội chứng gan tụy ở tôm nuôi nước lợ trên khắp cả nước, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nhất bởi loại dịch này. Mới đây, vào trung tuần tháng 8/2013, theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích bị ảnh hưởng dịch bệnh trên cả nước là 720,13 ha gây thiệt hại nặng nề trong ngành nuôi trồng thủy sản.
   
Nâng cao năng lực cho ngư dân trong nuôi trồng thủy sản
   
Các gii pháp ng phó
   
  Để phát triển thủy sản Việt Nam trong bối cảnh BĐKH, vấn đề then chốt được các chuyên gia, các nhà khoa học đặt ra là cần làm tốt các giải pháp trong công tác đầu tư nguồn lực thích đáng cho nhiệm vụ điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản làm cơ sở xây dựng dự báo ngư trường.
   
  Trong đó, việc dự báo sớm sự hình thành và xu hướng phát triển của các hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ là yếu tố quyết định giúp ngành nuôi trồng thủy sản địa phương thích ứng nhanh. Khi được dự báo kịp thời, người dân sẽ chủ động sản xuất và cùng với các ngành liên quan kịp thời giảm nhẹ thiên tai. Để thực hiện tốt công tác dự báo này cần thiết phải có hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường. Bên cạnh đó cần phát triển ngành thủy sản theo hướng nuôi biển, phát triển công nghệ nuôi ngao, nghêu trong ao đầm sẽ giảm thiểu rủi ro và mở rộng diện tích chăn nuôi.
   
  Giảm phát thải từ các hoạt động kinh tế cũng là một vấn đề được đặt ra trong việc ứng phó với BĐKH, đặc biệt, ở các vùng kinh tế đang có xu hướng mở hướng ra biển, cần có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm. Các đô thị ven biển cần có biện pháp ngăn chặn phát thải gây ô nhiễm môi trường biển. Ngoài ra, việc sắp xếp lại vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ để thuần hóa và du nhập các loài nuôi mới có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường cũng hết sức quan trọng.
   
  Đặc biệt, cần có sự phối hợp hiệu quả liên ngành của các cơ quan chức năng, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong các giải pháp thích ứng với BĐKH của ngành thủy sản Việt Nam.
   
Hng Phương