Thái Nguyên: Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ bảo vệ môi trường

Tin tức - Ngày đăng : 20:45, 06/01/2019

(TN&MT) - Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, với nhiều ngành nghề công nghiệp phát triển mạnh, để phát triển kinh tế gắn bó mật thiết với công tác bảo vệ môi trường, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Siết chặt quản lý các điểm nóng môi trường

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, năm 2018, công tác quản lý và bảo vệ môi trường luôn được tỉnh Thái Nguyên quan tâm, kịp thời cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu của tỉnh. Tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020. Qua đó, nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường, chất lượng môi trường tại một số điểm ”nóng” đang dần được cải thiện.

6
Nhiều phong trào thi đua bảo vệ môi trường lan tỏa rộng khắp, thu hút cộng đồng tham gia.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên thông tin: Trong năm qua, công tác kiểm soát ô nhiễm được chú trọng, với việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 91 lượt đơn vị,  kiến nghị, xử lý vi phạm 05 lượt cơ sở, với số tiền trên 300 triệu đồng. Tích cực đôn đốc cơ sở khai thác khoáng sản ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, Sở đã tiếp nhận hồ sơ ký quỹ và xác nhận ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường cho 49 mỏ/36 đơn vị, số tiền trên 13 tỷ đồng, lũy kế số tiền ký quỹ đạt trên 117 tỷ đồng. Duy trì hoạt động quan trắc giám sát môi trường toàn tỉnh tại 143 điểm, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và tham mưu ban hành các kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, 100% (15/15 cơ sở) cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được chứng nhận hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm; 40/48 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định của UBND tỉnh đã hoàn thành kế hoạch xử lý; 120 cơ sở sản xuất đã hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị được cấp phép. Đẩy mạnh thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, kết quả đã thu gần 2,7 tỷ đồng trong năm 2018.

Có được kết quả trên là nỗ lực không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành TN&MT Thái Nguyên. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình công nghiệp mạnh mẽ kéo theo lượng chất thải gia tăng đột biến. Trong khi đó các đơn vị xử lý chất thải trong tỉnh còn chưa đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến các đơn vị sản xuất kinh doanh hợp đồng xử lý với nhiều đơn vị ngoài tỉnh. Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho công tác quản lý.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của một số các doanh nghiệp và cá nhân chưa cao, có lúc, có nơi còn mang tính đối phó. Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung còn thiếu so với nhu cầu. Đặc biệt, với tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, công tác tham mưu triển khai nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn.

Đề xuất xử phạt nếukhông thực hiện giám sát môi trường

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, tỉnh Thái Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn do một số quy định của Luật còn có những điểm chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn địa phương.

4
Lãnh đạo Sở TN&MT Thái Nguyên phát động phóng trào hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giưới sạch hơn năm 2018 với nhiều hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tham gia. 

Cụ thể, tại Điều 33 Luật Đầu tư 2014, trong hồ sơ thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh không yêu cầu quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Song, điểm a Khoản 2 Điều 25 Luật bảo vệ môi trường quy định: “Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án”.

Nội dung trên dẫn đến việcc có doanh nghiệp được cấp chủ trương đầu tư, có giấy phép xây dựng thì triển khai thực hiện dự án ngay trong khi chưa lập, chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khi dự án đã triển khai xây dựng thì không có cơ sở để xem xét giải quyết hồ sơ ĐTM. Do đó, tỉnh Thái Nguyên đề nghị sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư theo hướng: Quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường phải được xem xét, xây dựng đồng thời với quy trình thẩm định, cấp phép đầu tư cho dự án.

HINH TP THAI NGUYEN
Thành phố Thánh Nguyên phát triển khang trang, hiện đại, văn minh, môi trường  trong lành.

Một vấn đề tiếp theo, theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vi phạm hành chính về việc thực hiện giám sát môi trường được quy định tại Khoản 7, Điều 12.  Tuy nhiên đối với các hành vi không thực hiện giám sát môi trường theo nội dung trong trong hồ sơ bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận chưa có chế tài xử lý. Đề nghị bổ sung Nghị định 155/2016/NĐ-CP về các hành vi không thực hiện giám sát môi trường theo nội dung trong trong hồ sơ bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.

Đồng thời, để công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao nhất, tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị Chính phủ xem xét, giao các bộ ngành liên quan rà soát, giảm bớt danh mục các đối tượng phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường. Đề nghị các bộ ngành ban hành hướng dẫn việc quản lý, xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện; hướng dẫn việc tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý. Đơn cử, như việc tái sử dụng bùn thải hệ thống xử lý nước cấp, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất giấy... vào mục đích nông nghiệp, tái sử dụng bùn thải quặng đuôi vào mục đích san lấp mặt bằng và sản xuất công nghiệp khác; hướng dẫn việc tái sử dụng chất thải phá dỡ các công trình xây dựng, quản lý chất thải bồn cầu…