Yêu cầu 27 Sở TN&MT lập danh sách hồ chứa chất thải có nguy cơ sạt lở, vỡ
Tin tức - Ngày đăng : 17:18, 15/09/2018
(TN&MT) - Ngày 15/9, Tổng cục Môi trường đã có Công văn số 3008/TCMT-MTMB gửi 27 Sở TN&MT thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc - Trung Bộ để nghị chủ động phòng ngừa,...
(TN&MT) - Ngày 15/9, Tổng cục Môi trường đã có Công văn số 3008/TCMT-MTMB gửi 27 Sở TN&MT thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc - Trung Bộ để nghị chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường có thể xảy ra do ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 15/9/2018, siêu bão Mangkhut đã đổ bộ vào phía Bắc bán đảo Lu-Dong (Philippines) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão giật trên cấp 17, mức độ rủi ro thiên tai cấp 3-4; đồng thời cảnh báo từ ngày 17-19/9/2018, hoàn lưu siêu bão gây mưa rất to cho khu vực Bắc Bộ và Bắc - Trung Bộ.
Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường có thể xảy ra do ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut, Tổng cục Môi trường đề nghị các tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá và Nghệ An) khẩn trương rà soát, lập danh sách các cơ sở trên địa bàn có các hồ chứa chất thải, nước thải hoặc các bãi lưu giữ chất thải có nguy cơ sạt lở hoặc vỡ đập do mưa lớn, trong đó tập trung vào các đối tượng sau: bãi thải, hồ chứa quặng đuôi của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, cơ sở sản xuất phân bón, hoá chất; bãi lưu giữ chất thải rắn của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép và cơ sở xử lý chất thải; hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện.
Bên cạnh đó, các Sở phải thực hiện ngay việc rà soát hệ thống thoát nước mưa bề mặt, đê bao quanh các hồ chứa chất thải, nước thải hoặc bãi lưu giữ chất thải của cơ sở để kịp thời cải tạo, gia cố, đặc biệt là các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo chắc chắn không gây sạt lở; xây dựng phương án, bố trí các nguồn lực sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường do sạt lở các hồ chứa, bãi thải. Bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của siêu bão Mangkhut để chủ động trong công tác chỉ đạo cơ sở phòng ngừa, ứng phó sự cố; thường xuyên liên lạc với các cơ sở để nắm bắt tình hình và kịp thời chỉ đạo việc thực hiện. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường tại các cơ sở phải tiếp cận khu vực sự cố trong thời gian sớm nhất để chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở trong công tác ứng phó sự cố, đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường; thông tin kịp thời về Tổng cục Môi trường (qua Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc) để phối hợp xử lý.
Đây là những công việc cần triển khai ngay. Vì vây, Tổng cục Môi trường đề nghị trước ngày 21/9/2018, các Sở Tài nguyên và Môi trường phải gửi Báo cáo kết quả triển khai về Tổng cục Môi trường để Tổng cục tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 15/9/2018, siêu bão Mangkhut đã đổ bộ vào phía Bắc bán đảo Lu-Dong (Philippines) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão giật trên cấp 17, mức độ rủi ro thiên tai cấp 3-4; đồng thời cảnh báo từ ngày 17-19/9/2018, hoàn lưu siêu bão gây mưa rất to cho khu vực Bắc Bộ và Bắc - Trung Bộ.
Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường có thể xảy ra do ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut, Tổng cục Môi trường đề nghị các tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá và Nghệ An) khẩn trương rà soát, lập danh sách các cơ sở trên địa bàn có các hồ chứa chất thải, nước thải hoặc các bãi lưu giữ chất thải có nguy cơ sạt lở hoặc vỡ đập do mưa lớn, trong đó tập trung vào các đối tượng sau: bãi thải, hồ chứa quặng đuôi của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, cơ sở sản xuất phân bón, hoá chất; bãi lưu giữ chất thải rắn của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép và cơ sở xử lý chất thải; hồ chứa nước của các nhà máy thuỷ điện.
Bên cạnh đó, các Sở phải thực hiện ngay việc rà soát hệ thống thoát nước mưa bề mặt, đê bao quanh các hồ chứa chất thải, nước thải hoặc bãi lưu giữ chất thải của cơ sở để kịp thời cải tạo, gia cố, đặc biệt là các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo chắc chắn không gây sạt lở; xây dựng phương án, bố trí các nguồn lực sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường do sạt lở các hồ chứa, bãi thải. Bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của siêu bão Mangkhut để chủ động trong công tác chỉ đạo cơ sở phòng ngừa, ứng phó sự cố; thường xuyên liên lạc với các cơ sở để nắm bắt tình hình và kịp thời chỉ đạo việc thực hiện. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường tại các cơ sở phải tiếp cận khu vực sự cố trong thời gian sớm nhất để chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở trong công tác ứng phó sự cố, đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường; thông tin kịp thời về Tổng cục Môi trường (qua Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc) để phối hợp xử lý.
Đây là những công việc cần triển khai ngay. Vì vây, Tổng cục Môi trường đề nghị trước ngày 21/9/2018, các Sở Tài nguyên và Môi trường phải gửi Báo cáo kết quả triển khai về Tổng cục Môi trường để Tổng cục tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường.