Trạm chuyển tải rác – Lợi ích kép cho vấn đề xử lý rác đô thị
Tin tức - Ngày đăng : 08:01, 13/07/2018
(TN&MT) - Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, mật độ dân cư đông và kéo theo đó là sự gia tăng không ngừng của các loại chất thải. Tuy nhiên, bất...
(TN&MT) - Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, mật độ dân cư đông và kéo theo đó là sự gia tăng không ngừng của các loại chất thải. Tuy nhiên, bất cập trong công tác thu gom tại đây là thiếu các điểm cẩu rác đạt các điều kiện về môi trường, gây ách tắc giao thông... Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các Trạm chuyển tải là vấn đề hết sức cấp thiết hướng đến cả hai mục tiêu là kinh tế và môi trường.
Để hiện thực hóa chủ trương trên ngày 4/4/2018 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp tập thể lãnh đạo UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Tài Chính; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND quận Long Biên; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO)... về việc vận hành thử nghiệm mô hình thiết bị chuyển tải cơ động được lắp đặt tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Tiếp đó vào ngày 12/4/2018, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 357/TB-UBND chỉ đạo các Sở ngành thành phố phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội xây dựng phương án vận hành mô hình thiết bị Trạm chuyển tải rác tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phòng Tổ chức lao động, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết: Chủ trương của thành phố Hà Nội thực hiện trong những năm gần đây, cũng như thời gian tới là tiếp tục đổi mới công nghệ thu gom rác văn minh theo hướng cơ giới hóa. Tuy vậy, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của công tác cơ giới hóa theo chỉ đạo của UBND thành phố, việc cần thiết và cấp bách hiện nay đó là phải xây dựng các Trạm chuyển tải rác.
Theo đó mỗi một quận nội thành trên địa bàn Hà Nội phải đảm bảo và có ít nhất 1 Trạm chuyển tải rác, các Trạm chuyển tải này được đầu tư thiết kế và xây dựng ngay tại khu dân cư hoặc cự ly đi thu gom rác trong phạm vi không quá 5 kilômét, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Trạm chuyển tải rác là nơi “đóng gói” rác từ nhiều xe cỡ nhỏ (loại 2.5 tấn) vào một xe container lớn (trên 12 tấn), thay vì cả 5 - 6 xe loại nhỏ cùng chở rác lên một trong hai bãi chôn lấp tập trung là Nam Sơn (huyện Sọc Sơn), Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) với khoảng các rất xa, thì chỉ cần dùng 1 chiếc xe cỡ lớn là đủ.
Ngoài ra, Trạm chuyển tải còn giúp các xe thu rác vận hành một cách linh động hơn, rác liên tục được thu trong ngày giúp cho các tuyến đường, ngõ phố, khu dân cư được phong quang, sạch đẹp hơn, đặc biệt Trạm chuyển tải sẽ góp phần phát huy hiệu quả vào những giai đoạn cao điểm như: các ngày lễ tết, lễ kỷ niệm, các sự kiện lớn của thủ đô và đất nước,...
Trong năm 2018, thực hiện Văn bản số 357/TB-UBND, ngày 12/4/2018, UBND thành phố Hà Nội, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã bắt tay vào công tác nghiên cứu, chế tạo và đưa vào thử nghiệm một số Trạm chuyển tải rác. Trong đó, có Trạm chuyển tải rác công suất 300 tấn/ngày đêm tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Trạm chuyển tải Lâm Du có quy mô xây dựng là khoảng 200 m2, cách xa khu dân cư gần 300 m (nằm trong khu đất 45.000 m2 (4,5 ha) tại Lâm Du, Long Biên). Khu vực đất này được UBND thành phố Hà Nội giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội tổ chức quản lý, tập trung đầu tư các trang thiết bị hiện đại, khép kín, đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về xử lý mùi, tiếng ồn, nước rác,….
Quy trình triển khai cụ thể là các xe thu rác tại địa bàn trung tâm Hà Nội được đưa về và nén rác vào các container cỡ lớn, sau đó các container này được chuyển lên chôn lấp tại bãi Nam Sơn. Rác hoàn toàn được chuyển tải một cách triệt để và khép kín, không phát tán ra ngoài môi trường. Nước rỉ rác phát sinh được thu chứa kín và chuyển đến khu xử lý trong ngày.
Bên cạnh đó, theo đại diện của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, hiện nay Trạm chuyển tải rác tại Lâm Du đang trong quá trình chạy thử nghiệm, đang tiến hành tổ chức tiếp nhận rác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và đạt khoảng gần 50% công suất thiết kế.
Thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo UBND thành phố, Công ty cùng các Sở, ban ngành và các quận đang hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật, quan trắc cần thiết để trong tháng 7/2018 Trạm chuyển tải này sẽ chính thức hoạt động, giải quyết nhu cầu cấp thiết về thu gom, vận chuyển rác thải tại các quận nội thành trung tâm thành phố Hà Nội.
Như vậy, có thể nói Trạm chuyển tải rác đang được triển khai khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là lời giải hết sức tối ưu cho bài toán “cơ giới hóa thu gom vận chuyển rác” hiện nay ở các đô thị lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên Thế giới. Khi vận hành thành công mô hình trạm chuyển tải này, cùng một lúc chúng ta có được hai lợi ích: Kinh tế và môi trường.
Hà Nội với đặc trưng là nhiều tuyến phố thương mại, cùng với đó là lượng du khách, khách du lịch quốc tế, khách vãng lai lớn, các quận trung tâm của thủ đô đặc biệt là quận Hoàn Kiếm đang rất cần những giải pháp hiệu quả như Trạm chuyển tải rác để giúp nâng cao hình ảnh của một thủ đô văn minh, hiện đại và sạch đẹp.
Để hiện thực hóa chủ trương trên ngày 4/4/2018 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp tập thể lãnh đạo UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Tài Chính; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND quận Long Biên; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO)... về việc vận hành thử nghiệm mô hình thiết bị chuyển tải cơ động được lắp đặt tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Tiếp đó vào ngày 12/4/2018, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 357/TB-UBND chỉ đạo các Sở ngành thành phố phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội xây dựng phương án vận hành mô hình thiết bị Trạm chuyển tải rác tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phòng Tổ chức lao động, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết: Chủ trương của thành phố Hà Nội thực hiện trong những năm gần đây, cũng như thời gian tới là tiếp tục đổi mới công nghệ thu gom rác văn minh theo hướng cơ giới hóa. Tuy vậy, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của công tác cơ giới hóa theo chỉ đạo của UBND thành phố, việc cần thiết và cấp bách hiện nay đó là phải xây dựng các Trạm chuyển tải rác.
Theo đó mỗi một quận nội thành trên địa bàn Hà Nội phải đảm bảo và có ít nhất 1 Trạm chuyển tải rác, các Trạm chuyển tải này được đầu tư thiết kế và xây dựng ngay tại khu dân cư hoặc cự ly đi thu gom rác trong phạm vi không quá 5 kilômét, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Trạm chuyển tải rác là nơi “đóng gói” rác từ nhiều xe cỡ nhỏ (loại 2.5 tấn) vào một xe container lớn (trên 12 tấn), thay vì cả 5 - 6 xe loại nhỏ cùng chở rác lên một trong hai bãi chôn lấp tập trung là Nam Sơn (huyện Sọc Sơn), Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) với khoảng các rất xa, thì chỉ cần dùng 1 chiếc xe cỡ lớn là đủ.
Ngoài ra, Trạm chuyển tải còn giúp các xe thu rác vận hành một cách linh động hơn, rác liên tục được thu trong ngày giúp cho các tuyến đường, ngõ phố, khu dân cư được phong quang, sạch đẹp hơn, đặc biệt Trạm chuyển tải sẽ góp phần phát huy hiệu quả vào những giai đoạn cao điểm như: các ngày lễ tết, lễ kỷ niệm, các sự kiện lớn của thủ đô và đất nước,...
Trong năm 2018, thực hiện Văn bản số 357/TB-UBND, ngày 12/4/2018, UBND thành phố Hà Nội, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã bắt tay vào công tác nghiên cứu, chế tạo và đưa vào thử nghiệm một số Trạm chuyển tải rác. Trong đó, có Trạm chuyển tải rác công suất 300 tấn/ngày đêm tại khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Trạm chuyển tải Lâm Du có quy mô xây dựng là khoảng 200 m2, cách xa khu dân cư gần 300 m (nằm trong khu đất 45.000 m2 (4,5 ha) tại Lâm Du, Long Biên). Khu vực đất này được UBND thành phố Hà Nội giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội tổ chức quản lý, tập trung đầu tư các trang thiết bị hiện đại, khép kín, đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về xử lý mùi, tiếng ồn, nước rác,….
Quy trình triển khai cụ thể là các xe thu rác tại địa bàn trung tâm Hà Nội được đưa về và nén rác vào các container cỡ lớn, sau đó các container này được chuyển lên chôn lấp tại bãi Nam Sơn. Rác hoàn toàn được chuyển tải một cách triệt để và khép kín, không phát tán ra ngoài môi trường. Nước rỉ rác phát sinh được thu chứa kín và chuyển đến khu xử lý trong ngày.
Bên cạnh đó, theo đại diện của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, hiện nay Trạm chuyển tải rác tại Lâm Du đang trong quá trình chạy thử nghiệm, đang tiến hành tổ chức tiếp nhận rác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và đạt khoảng gần 50% công suất thiết kế.
Thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo UBND thành phố, Công ty cùng các Sở, ban ngành và các quận đang hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật, quan trắc cần thiết để trong tháng 7/2018 Trạm chuyển tải này sẽ chính thức hoạt động, giải quyết nhu cầu cấp thiết về thu gom, vận chuyển rác thải tại các quận nội thành trung tâm thành phố Hà Nội.
Như vậy, có thể nói Trạm chuyển tải rác đang được triển khai khu vực Bãi Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là lời giải hết sức tối ưu cho bài toán “cơ giới hóa thu gom vận chuyển rác” hiện nay ở các đô thị lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên Thế giới. Khi vận hành thành công mô hình trạm chuyển tải này, cùng một lúc chúng ta có được hai lợi ích: Kinh tế và môi trường.
Hà Nội với đặc trưng là nhiều tuyến phố thương mại, cùng với đó là lượng du khách, khách du lịch quốc tế, khách vãng lai lớn, các quận trung tâm của thủ đô đặc biệt là quận Hoàn Kiếm đang rất cần những giải pháp hiệu quả như Trạm chuyển tải rác để giúp nâng cao hình ảnh của một thủ đô văn minh, hiện đại và sạch đẹp.