Điện Biên: Chi trả trên 143 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2017
Tin tức - Ngày đăng : 09:51, 18/05/2018
(TN&MT) – Quỹ Chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Điện Biên vừa thực hiện xong việc chi trả tiền DVMTR năm 2017, với tổng số tiền đạt trên 143 tỷ đồng.
(TN&MT) – Quỹ Chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Điện Biên vừa thực hiện xong việc chi trả tiền DVMTR năm 2017, với tổng số tiền đạt trên 143 tỷ đồng.
Năm 2017, Quỹ Chi trả DVMTR tỉnh Điện Biên đã hiện tạm ứng và chi trả trên 143 tỷ đồng tiền DVMTR cho 1.555 chủ rừng là các tổ chức, cộng đồng và hộ gia đình.
Để thực hiện việc chi trả DVMTR hiệu quả, Quỹ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, lực lượng kiểm lâm trong tỉnh, tăng cường giám sát thực thi. Qua triển khai thực hiện 2 đợt thanh toán và chi trả vào tháng 8/2017 và tháng 4/2018, Quỹ đã thực hiện chi trả được số tiền trên 143 tỷ đồng.
Hiện Quỹ vẫn còn khoảng trên 2 tỷ đồng chưa thực hiện chi trả được từ năm 2015 đến 2017. Nguyên nhân các chủ rừng chưa đến nhận tiền chi trả DVMTR chủ yếu là do diện tích rừng còn đang tranh chấp giữa các chủ rừng, số tiền nhận được ít, chưa thống nhất được cách chia tiền giữa các nhóm hộ trong cộng đồng…
Ngoài chi trả tiền DVMTR, Ban điều hành Quỹ còn tiến hành giám sát chi trả tiền, hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền cho các cộng đồng thôn, bản, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã, đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Bà Đặng Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ chi trả DVMT rừng tỉnh Điện Biên, đánh giá: Chi trả tiền DVMTR là một chính sách rất tốt, phát huy được hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của người dân. Số tiền và diện tích rừng đủ điều kiện chi trả DVMTR tăng lên qua các năm. Năm 2017 một số vùng có nguồn đầu tư lớn đã đạt mức chi trả tối đa là 800 nghìn/ha/năm như huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ. Điển hình như trong đợt chi trả DVMTR vào cuối tháng 4/2018 vừa qua, cả bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé đã nhận được số tiền chi trả rất lớn trên 2,2 tỷ đồng và có những chủ rừng nhận được đến 115 triệu đồng/ha. Rõ ràng số tiền chủ rừng nhận được là một nguồn lực rất lớn ổn định đời sống. Từ đó, người dân đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ rừng, có kế hoạch trồng rừng mới. Theo dõi qua các năm của huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa Mường Chà, Mường Lay, Nậm Pồ… diện tích chi trả DVMTR tương đối ổn định, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương.
Năm 2017, Quỹ Chi trả DVMTR tỉnh Điện Biên đã hiện tạm ứng và chi trả trên 143 tỷ đồng tiền DVMTR cho 1.555 chủ rừng là các tổ chức, cộng đồng và hộ gia đình.
Để thực hiện việc chi trả DVMTR hiệu quả, Quỹ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, lực lượng kiểm lâm trong tỉnh, tăng cường giám sát thực thi. Qua triển khai thực hiện 2 đợt thanh toán và chi trả vào tháng 8/2017 và tháng 4/2018, Quỹ đã thực hiện chi trả được số tiền trên 143 tỷ đồng.
Hiện Quỹ vẫn còn khoảng trên 2 tỷ đồng chưa thực hiện chi trả được từ năm 2015 đến 2017. Nguyên nhân các chủ rừng chưa đến nhận tiền chi trả DVMTR chủ yếu là do diện tích rừng còn đang tranh chấp giữa các chủ rừng, số tiền nhận được ít, chưa thống nhất được cách chia tiền giữa các nhóm hộ trong cộng đồng…
Ngoài chi trả tiền DVMTR, Ban điều hành Quỹ còn tiến hành giám sát chi trả tiền, hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền cho các cộng đồng thôn, bản, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã, đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Bà Đặng Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ chi trả DVMT rừng tỉnh Điện Biên, đánh giá: Chi trả tiền DVMTR là một chính sách rất tốt, phát huy được hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của người dân. Số tiền và diện tích rừng đủ điều kiện chi trả DVMTR tăng lên qua các năm. Năm 2017 một số vùng có nguồn đầu tư lớn đã đạt mức chi trả tối đa là 800 nghìn/ha/năm như huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ. Điển hình như trong đợt chi trả DVMTR vào cuối tháng 4/2018 vừa qua, cả bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé đã nhận được số tiền chi trả rất lớn trên 2,2 tỷ đồng và có những chủ rừng nhận được đến 115 triệu đồng/ha. Rõ ràng số tiền chủ rừng nhận được là một nguồn lực rất lớn ổn định đời sống. Từ đó, người dân đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ rừng, có kế hoạch trồng rừng mới. Theo dõi qua các năm của huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa Mường Chà, Mường Lay, Nậm Pồ… diện tích chi trả DVMTR tương đối ổn định, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương.
Nam Hương