Điện Biên: Bàn giải pháp ứng phó với thiên tai trước mùa mưa lũ

Tin tức - Ngày đăng : 17:03, 18/05/2018

(TN&MT) – Chiều 18/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Điện Biên tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác PCTT và TKCN năm 2017, bàn giải pháp ứng phó tình hình thiên tai năm 2018.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Điện Biên đã được thành lập và kiện toàn, tổ chức vận hành từ năm 2015. Tuy nhiên lực lượng cán bộ làm công tác chuyên trách rất hạn chế, chủ yếu là kiêm nhiệm, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác phối hợp, thông tin liên lạc, xử lý vụ việc tại các vùng sâu, vùng xa…

Năm 2017, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Điện Biên đánh giá có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Ước tính thiệt hại trên 156 tỷ đồng.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Cao điểm mùa mưa, lũ trên địa bàn tỉnh diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, diễn biến phức tạp, tổng lượng mưa nhiều hơn trung bình nhiều năm. Trong năm 2017, Điện Biên xuất hiện 07 trận lũ trên sông Nậm Mức, Nậm Mưa, làm 13 người chết, mất tích; gần ngôi nhà, trường học, trạm y tế bị thiệt hại và hàng nghìn héc ta lúa, hoa màu, diện tích ao tôm cá bị thiệt hại, ảnh hưởng… Mưa lũ cũng làm 57 công trình thủy lợi trên địa bàn bị thiệt hại nặng, sạt lở hàng trăm mét khối đất đá ảnh hưởng đến hạ tầng gia thông… ước tính thiệt hại trên 156 tỷ đồng.

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai được tỉnh triển khai kịp thời, ưu tiên phân bổ 15 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ khắc phục thiệt hại lúa Đông xuân 2016 – 2017; Đồng thời, phân bổ gần 8 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị, địa phương, hỗ trợ các tổ chức, các nhân…
 

Tại hội nghị Ban PCTT và TKCN tỉnh đưa ra một số kinh nghiệm trong ứng phó với thiên tai: Trong đó, công tác dự báo và cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; tránh bố trí dân cư vùng thấp, ven suối, chỉ đạo sản xuất thời vụ, bố trí lợi cây trồng tuân thủ tính an toàn; Đầu tư xây dựng các công trình phòng chống thiên tai; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vấn đề trồng và bảo vệ rừng.

Các thành viên trong Ban chỉ đạo bàn giải pháp xây dựng đường ứng cứu cho các hồ: Hồ bản Cang, Na Hươm, Sái Lương; Đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, đảm bảo chủ động tham gia khắc phục hậu quả thiên tại; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai…