Bến Tre: Tăng cường các biện pháp PCCC mùa khô 2018
Tin tức - Ngày đăng : 22:54, 09/04/2018
Theo đó, UBND tỉnh giao các Sở, ban, ngành, tỉnh và các địa phương, nhất là các thành viên Ban Chỉ đạo PCCC các cấp phải tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC theo chức năng, nhiệm vụ được giao và sự phân công, phân cấp quản lý, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và hậu quả thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC, phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác đảm bảo an toàn PCCC tại đơn vị phụ trách, quản lý. Thường xuyên chỉ đạo rà soát, kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện các mặt công tác PCCC trong tại cơ sở, khu dân cư nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện gây cháy. Đảm bảo lực lượng, phương tiện để xử lý nhanh, hiệu quả các vụ cháy mới phát sinh và sẳn sàng phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) tham gia chữa cháy và CNCH khi có yêu cầu.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân nhằm không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn PCCC để phòng ngừa cháy, nổ xảy ra. Trong đó, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức đảm bảo an toàn về PCCC trong mùa khô, phòng chống cháy rừng; các biện pháp, giải pháp cứu nạn, cứu người khi có cháy, nổ xảy ra.
Sở NN&PTNT phối hợp với UBND các huyện nơi có rừng phòng hộ thực hiện đầy đủ và kịp thời các biện pháp PCCC rừng. Rà soát, đề xuất sửa chữa, mua sắm trang bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác PCCC rừng phù hợp, bảm bảo xử lý nhanh, hiệu quả ngay từ ban đầu khi có tình huống cháy rừng xảy ra, không để cháy lan, cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC rừng; kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn PCCC rừng theo quy định.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thường xuyên tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các biện pháp, giải pháp, điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC; kỹ thuật thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Bố trí, trang bị dụng cụ, thiết bị chữa cháy theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, tổ chức thực tập các phương án chữa cháy ở nhiều địa hình khác nhau để rút kinh nghiệm. Xây dựng các kế hoạch phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện phục vụ chữa cháy và đảm bảo các điều kiện về giao thông, nguồn nước… đáp ứng tốt nhất yêu cầu chữa cháy trên địa bàn tỉnh, nhất là trong mùa khô.
UBND tỉnh Bến Tre cũng đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên tiếp tục quan tâm phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác phát động phong trào toàn dân PCCC gắn với các phong trào, cuộc vận động khác tại cơ quan, đơn vị, khu dân cư; chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng chất hoạt động của các lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng, đội PCCC bán chuyên trách tại đơn vị đảm bảo đáp ứng tốt cho yêu cầu công tác PCCC và CNCH; tiếp tục quan tâm việc xây dựng, giữ vững đơn vị điển hành tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC năm 2018.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Bến Tre, năm 2017 các ngành, đoàn thể và địa phương đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH. Trong đó, lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt trong tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện các mặt công tác PCCC và CNCH, đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tình hình cháy, nổ và hậu quả thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiềm chế, kéo giảm so với năm 2016, đặc biệt là không để xảy ra cháy gây hậu quả chết người.
Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ tuy được kiềm chế, kéo giảm nhưng hậu quả hiệt hại do cháy gây ra vẫn còn ở mức cao, gây thiệt hại lớn đến đời sống kinh tế của nhân dân. Ý thức chấp hành các quy định về an toàn PCCC của một bộ phận người dân chưa cao. Một số nơi, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC chưa chặt chẽ; cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đúng mức trong lãnh chỉ đạo PCCC. Trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác PCCC và CNCH còn thiếu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu…