Thái Nguyên tăng cường kiểm soát, không để phát sinh điểm nóng ô nhiễm môi trường

Tin tức - Ngày đăng : 21:31, 08/04/2018

(TN&MT) -  Thái Nguyên hiện là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản với nhiều nhà máy có quy mô lớn áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, như nhà máy Chế biến khoáng sản Núi Pháo. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên sẵn có, Thái Nguyên cũng đầu tư, phát triển mạnh mẽ nhiều cụm công nghiệp, khu công nghiệp với nhà máy sản xuất danh tiếng Sam Sung; sản xuất xi măng, nhà máy thủy điện và nhiệt điện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Phát triển KT- XH gắn với bảo vệ môi trường luôn được tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo sát sao; cơ quan quản lý TN&MT tỉnh luôn chủ động tham mưu đạt hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
2
Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT Thái Nguyên tích cực xuống cơ sở cùng đoàn viên thanh niên trồng cây, tham gia hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường. 

Trong quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – thể dục thể thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, đầu tàu phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là một cực phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội; là đô thị cửa ngõ, có vai trò kết nối giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Là cái nôi của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, Thái Nguyên được biết đến là địa phương mũi nhọn của cả nước trong phát triển công nghiệp luyện kim và khai khoáng, với trữ lượng Florit đứng đầu thế giới, vonfram đứng thứ 2 thế giới, than đứng thứ 2 cả nước, ngoài ra còn có sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, đồng, titan… và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đều có trữ lượng cao. Tỉnh Thái Nguyên còn có thế mạnh phát triển đô thị tri thức, đô thị công nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở đang hoàn thiện ở mức độ cao, có thể kể đến các dự án trọng điểm của tỉnh theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đang triển khai trên địa bàn với vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển mọi mặt, trong đó có phát triển đô thị.

unnamed
Nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo với công nghệ sản xuất hiện đại.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thi hóa cao, sản xuất công nghiệp phát triển, song tỉnh Thái Nguyên làm tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần đặc lực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường được Sở TN&MT thực hiện ngày càng chủ động và mở rộng cả về phạm vi, quy mô; không để phát sinh các điểm nóng về ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường (BVMT).

10
Thái Nguyên phát triển KT - XH luôn quan tâm lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên cho biết: Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ngành tài nguyên và môi trường cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch đề ra trong năm; các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết của Tỉnh; công tác quản lý, chỉ đạo điều hành ngày càng chủ động, sáng tạo và khá toàn diện trên các mặt công tác của ngành, nổi bật là công tác tham mưu ban hành VBQPPL của ngành được thực hiện kịp thời và đảm bảo chất lượng; đặc biệt chú trọng quan tâm và thực hiện tốt việc kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trên các mặt công tác. Công tác thanh tra, kiểm tra được chỉ đạo triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

6 (1)
Chăn nuôi phát triển, môi trường được bảo đảm trong sạch.

Về lĩnh vực môi trường, công tác quản lý nhà nước về môi trường tiếp tục được quan tâm và đạt được kết quả khá. Sở TN&MT Thái Nguyên đã tham mưu tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường theo Chỉ thị của Chính phủ, ban hành Đề án tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, triển khai thực hiện dự án mạng lưới quan trắc môi trường tự động, hạng  mục truyền dữ liệu, hiện nay đang hoàn thiện và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý I/2018; xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; thực hiện theo tiến độ các dự án, đề án phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Chủ động mở rộng phạm vi, quy mô phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, không để phát sinh các điểm nóng về ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đô thị, kết quả đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 75%,; tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 50%; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 93% đối với đô thị; 70% đối với khu vực nông thôn (đạt kế hoạch năm).

Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án bảo vệ môi trường tăng 66% so với cùng kỳ; xác nhận 08 hồ sơ hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường. Cấp mới và cấp lại 15 hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải, 8 hồ sơ cải tạo phục hồi môi trường; Đã tiếp nhận 195 lượt báo cáo tình hình quản lí chất thải nguy hại của các đơn vị (tăng 2,6% so với năm 2016). Qua xem xét hầu hết các đơn vị đã thực hiện đúng quy định về quản lí CTNH, tuy nhiên còn một số tồn tại như một số đơn vị còn chậm tiến độ báo cáo, báo cáo chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định, chuyển giao CTNH cho một số đơn vị chưa rõ năng lực trong việc xử lý CTNH.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên: Thời gian qua Chi cục đã chủ động tham mưu cho Sở TN&MT; nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ gia tăng ô nhiễm đã được kiềm chế, kiểm soát, không để xảy ra các khiếu kiện, bức xúc lớn về công tác bảo vệ môi trường. Công tác truyền thông môi trường được đẩy mạnh thực hiện và có sự đổi mới so với những năm trước, thu hút sự tham gia của các cấp các cấp, các ngành, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh và người dân, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.

Sở TN&MT đã hoàn thành chương trình quan trắc các thành phần môi trường theo ở 143 điểm quan trắc theo kế hoạch được duyệt, kết quả quan trắc không có biến đổi nhiều so với năm 2016; tổ chức lấy mẫu giám định trên 200 lượt doanh nghiệp theo yêu cầu của các đơn vị quản lý, đảm bảo chất lượng. Quản lý, vận hành và duy trì hoạt động ổn định các trạm quan trắc nước thải, nước mặt, nước dưới đất. Đang triển khai dự án mạng lưới quan trắc tự động kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn; dự án quan trắc tự động không khí trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, để chủ động quản lý tốt hơn về môi trường.

Sở TN&MT tăng cường công tác kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, trong năm 2017 đã kiểm tra 158 lượt cơ sở. Qua kiểm tra đã phát hiện và giải quyết kịp thời các điểm gây ô nhiễm về môi trường, giải quyết các kiến nghị cử tri, không để xảy ra khiếu kiện lớn về môi trường; đẩy mạnh công tác hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường; tiếp nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản đối với 65 mỏ với số tiền 15,65 tỷ đồng, nâng tổng số dư tiền ký quỹ hiện nay trên 104,16 tỷ đồng.

Những nỗ lực của tập thể ngành TN&MT tỉnh Thái Nguyên đã góp phần thiết thực vào thành công chung của tỉnh Thái Nguyên trong tiến trình hội nhập, phát triển.