Hoàng Mai (Hà Nội): Biến điểm đen về rác thành vườn hoa khoe sắc
Tin tức - Ngày đăng : 10:38, 20/03/2018
(TN&MT) - Từ một điểm đen về rác thải, phế thải dọc đê Nguyễn Khoái, giờ đây khi đi qua tuyến đê thuộc địa bàn phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội nhiều người...
(TN&MT) - Từ một điểm đen về rác thải, phế thải dọc đê Nguyễn Khoái, giờ đây khi đi qua tuyến đê thuộc địa bàn phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi hai bên triền đê không còn hình ảnh rác thải bừa bãi nữa mà là những vườn hoa với đủ các màu sắc khác nhau.
Trong ánh nắng của buổi chiều cuối đông, những luống hoa được trồng ngay ngắn, thẳng hàng dường như lại càng rực rỡ hơn. Thế nhưng, để có được cảnh quan với hoa lá, cỏ cây tươi đẹp khoe sắc ngày hôm nay không ai có thể tưởng tượng nơi đây đã từng là một trong những điểm đen về nạn đổ rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng.
Chia sẻ với Báo Tài nguyên và Môi trường ông Dương Thế Hưng – Tổ dân phố 11, phường Thanh trì cho biết, do đặc thù là địa bàn nằm sát chân đê Nguyễn Khoái, giáp ranh giữa khu vực nội đô và khu vực ngoại thành. Vì vậy, có thể nói là nhiều năm trước nơi đây luôn là một trong điểm nóng về nạn đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng kéo dài từ chân cầu Vĩnh Tuy đến cầu Thanh Trì, thậm chí các loại phế thải xây dựng còn được các đối tượng đổ trộm bọc trong bao tải vứt bừa bãi, chất thành từng đống dưới mái đê.
Đây cũng là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng của Thủ đô với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Song hình ảnh cách đây 8 tháng về trước, mái đê dù chỉ rộng vài mét nhưng cây dại, cỏ dại mọc um tùm, bụi bặm, mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nạc. Những hình ảnh này khiến đoạn đường nói trên trở nên xấu xí, gây mất an toàn giao thông, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân cư trú ven đê.
Trước thực trạng ô nhiễm gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư, vào cuối năm 2017 chính quyền địa phương đã triển khai kế hoạch, vận động các tổ chức, đoàn thể, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cùng với nhân dân vào cuộc. Trong đó, việc đầu tiên là thành lập tổ vệ sinh môi trường để tuyên truyền, vận động người dân dọn rác, phế thải, tổ chức phát quang bụi rậm mái đê, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không để rác thải tồn đọng trên mặt đê, dưới mái đê. Cuối cùng là vận động bà con nhân dân ủng hộ ngày công tiến hành trồng hoa vào khu vực mái đê đã thu dọn sạch rác, phế thải.
Bà Nguyễn Thị Lan – sống tại phường Thanh Trì cho biết, hưởng ứng cuộc vận động của chính quyền địa phương, nhân dân đã tập trung làm công tác vệ sinh môi trường vận chuyển hàng chục tấn rác thải, phế thải, tổ chức trồng và phủ kín hoa và cây xanh hơn 4000 m2 bờ mặt đê Nguyễn khoái. Tại đây, bằng các nguồn kinh phí từ sự đóng góp của nhân dân, kêu gọi theo hướng xã hội hóa đóng góp của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ vậy, nhiều loại hoa đẹp đã được lựa chọn trồng như hoa hồng; cúc; bỏng; thược dược; chiều tím; tam giác mạch Hà Giang… tạo thành những vườn hoa đua nhau khoe sắc.
Nhận thấy hiểu quả từ việc thí điểm tại Khu dân cư số 1 với việc dọn sạch rác, trồng hoa, vừa sạch nhà, vừa đẹp phố. Vì vậy, mà toàn bộ nhân dân thuộc 5 Khu dân cư của phường Thanh Trì nằm sát tuyến đê Nguyễn Khoái đã nhiệt tình hưởng ứng.
Thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực và nhiều ý nghĩa về mặt môi trường như thế này, khiến cho cộng đồng dân cư trên địa bàn dần dần thay đổi thói quen, hành vi vứt rác bừa bãi, vứt rác chưa đúng nơi quy định, quan trọng hơn bằng các hình thức kêu gọi khác nhau nhân dân đã cùng chung tay dọn rác, trồng hoa, cây và còn sắp xếp thay phiên nhau chăm sóc để vườn hoa tiếp tục phát triển xanh tốt, làm đẹp cho tuyến đường, khu dân cư.
Thực tế những gì diễn ra tại khu vực đê Nguyễn Khoái địa bàn thuộc phường Thanh trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã cho thấy, đây thực sự là mô hình hay, sáng tạo và ít nhiều tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Những luống hoa được trồng ngày một nhiều hơn tạo nên những thông điệp, những dấu ấn về cảnh quan đô thị văn minh hiện đại. Phong trào thi đua giữ gìn cảnh quan môi trường đang ngày càng phát triển, thay áo mới cho nhiều đoạn đường, ngõ xóm, thể hiện sự đồng lòng, chung sức của người dân nơi đây.
Trong ánh nắng của buổi chiều cuối đông, những luống hoa được trồng ngay ngắn, thẳng hàng dường như lại càng rực rỡ hơn. Thế nhưng, để có được cảnh quan với hoa lá, cỏ cây tươi đẹp khoe sắc ngày hôm nay không ai có thể tưởng tượng nơi đây đã từng là một trong những điểm đen về nạn đổ rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng.
Chia sẻ với Báo Tài nguyên và Môi trường ông Dương Thế Hưng – Tổ dân phố 11, phường Thanh trì cho biết, do đặc thù là địa bàn nằm sát chân đê Nguyễn Khoái, giáp ranh giữa khu vực nội đô và khu vực ngoại thành. Vì vậy, có thể nói là nhiều năm trước nơi đây luôn là một trong điểm nóng về nạn đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng kéo dài từ chân cầu Vĩnh Tuy đến cầu Thanh Trì, thậm chí các loại phế thải xây dựng còn được các đối tượng đổ trộm bọc trong bao tải vứt bừa bãi, chất thành từng đống dưới mái đê.
Đây cũng là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng của Thủ đô với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Song hình ảnh cách đây 8 tháng về trước, mái đê dù chỉ rộng vài mét nhưng cây dại, cỏ dại mọc um tùm, bụi bặm, mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nạc. Những hình ảnh này khiến đoạn đường nói trên trở nên xấu xí, gây mất an toàn giao thông, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân cư trú ven đê.
Trước thực trạng ô nhiễm gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư, vào cuối năm 2017 chính quyền địa phương đã triển khai kế hoạch, vận động các tổ chức, đoàn thể, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cùng với nhân dân vào cuộc. Trong đó, việc đầu tiên là thành lập tổ vệ sinh môi trường để tuyên truyền, vận động người dân dọn rác, phế thải, tổ chức phát quang bụi rậm mái đê, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không để rác thải tồn đọng trên mặt đê, dưới mái đê. Cuối cùng là vận động bà con nhân dân ủng hộ ngày công tiến hành trồng hoa vào khu vực mái đê đã thu dọn sạch rác, phế thải.
Bà Nguyễn Thị Lan – sống tại phường Thanh Trì cho biết, hưởng ứng cuộc vận động của chính quyền địa phương, nhân dân đã tập trung làm công tác vệ sinh môi trường vận chuyển hàng chục tấn rác thải, phế thải, tổ chức trồng và phủ kín hoa và cây xanh hơn 4000 m2 bờ mặt đê Nguyễn khoái. Tại đây, bằng các nguồn kinh phí từ sự đóng góp của nhân dân, kêu gọi theo hướng xã hội hóa đóng góp của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhờ vậy, nhiều loại hoa đẹp đã được lựa chọn trồng như hoa hồng; cúc; bỏng; thược dược; chiều tím; tam giác mạch Hà Giang… tạo thành những vườn hoa đua nhau khoe sắc.
Nhận thấy hiểu quả từ việc thí điểm tại Khu dân cư số 1 với việc dọn sạch rác, trồng hoa, vừa sạch nhà, vừa đẹp phố. Vì vậy, mà toàn bộ nhân dân thuộc 5 Khu dân cư của phường Thanh Trì nằm sát tuyến đê Nguyễn Khoái đã nhiệt tình hưởng ứng.
Thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực và nhiều ý nghĩa về mặt môi trường như thế này, khiến cho cộng đồng dân cư trên địa bàn dần dần thay đổi thói quen, hành vi vứt rác bừa bãi, vứt rác chưa đúng nơi quy định, quan trọng hơn bằng các hình thức kêu gọi khác nhau nhân dân đã cùng chung tay dọn rác, trồng hoa, cây và còn sắp xếp thay phiên nhau chăm sóc để vườn hoa tiếp tục phát triển xanh tốt, làm đẹp cho tuyến đường, khu dân cư.
Thực tế những gì diễn ra tại khu vực đê Nguyễn Khoái địa bàn thuộc phường Thanh trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã cho thấy, đây thực sự là mô hình hay, sáng tạo và ít nhiều tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Những luống hoa được trồng ngày một nhiều hơn tạo nên những thông điệp, những dấu ấn về cảnh quan đô thị văn minh hiện đại. Phong trào thi đua giữ gìn cảnh quan môi trường đang ngày càng phát triển, thay áo mới cho nhiều đoạn đường, ngõ xóm, thể hiện sự đồng lòng, chung sức của người dân nơi đây.