Chim trời “thiệt phận”

Tài nguyên - Ngày đăng : 16:34, 20/12/2017

(TN&MT) - Nạn buôn bán chim hoang dã đang “leo thang” ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại của các loài chim ở Việt Nam.Hơn 8.000 cá thể chim bị bày bán công khai
(TN&MT) - Nạn buôn bán chim hoang dã đang “leo thang” ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại của các loài chim ở Việt Nam. 

Hơn 8.000 cá thể chim bị bày bán công khai
 
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) đã thực hiện việc khảo sát tình trạng buôn bán chim tại Việt Nam và phát hiện 8.047 cá thể chim thuộc 115 loài bị bày bán tại 52 cửa hàng ở hai thành phố lớn nhất nước: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
 
Ngoài ra, khu vực lều lán nằm sát bên quốc lộ 62, cách trung tâm hành chính huyện Thạnh Hóa (Long An, giáp Campuchia) hơn một km được mệnh danh là chợ chim lớn nhất miền Tây luôn tấp nập người mua. Theo phản ánh của các tiểu thương nguồn gốc của các loài chim này được săn bắt từ Đồng Tháp về. Ở chợ chim vùng biên giới này, những con cò ruồi được rao bán với giá 50.000 - 70.000 đồng/kg.
 
Trong số hàng nghìn con chim được bày bán tại các thành phố lớn, 99% các là loài bản địa của Việt Nam. Tuy vậy, quy định quản lý buôn bán chỉ được áp dụng cho 771 cá thể (10% tổng số cá thể): Không có quy định quản lý đối buôn bán đối với 9 trong số 10 loài được ghi nhận nhiều nhất trong cuộc khảo sát.
Chim trời “thiệt phận”
Buôn bán chim hoang dã ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại của các loài chim ở Việt Nam. Ảnh: MH
Bà Kanitha Krishnasamy, Quyền Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của TRAFFIC cho rằng, kết quả khảo sát đồng nhất với nhu cầu đang tăng đối với các loài chim bản địa tại Việt Nam. Tuy vậy, không có quy định quản lý đối với đa số các loài chim mà khảo sát ghi nhận được, do đó, một số lượng lớn chim bị khai thác mà không có sự quản lý về tính bền vững hay tác động nghiêm trọng của việc khai thác lên các quần thể ngoài tự nhiên Hiện, số lượng loài và cá thể chim bị buôn bán đã tăng so với các khảo sát khác vào năm 1991, 1998, 2001, 2008. Trong đó, Chào mào Pycnonotus jocosus (15%) là loài có số lượng cá thể bị bày bán nhiều nhất với tổng cộng gần 3000 cá thể.
 
Trong các loài mà khảo sát ghi nhận được, có bảy loài được Chiến lược Bảo tồn các loài chim hót thuộc Bộ Sẻ của Đông Nam Á xếp vào dạng đang bị đe dọa do buôn bán trong khu vực. Bảy loài này bao gồm: Chích chòe lửa, Vành khuyên, Chích chòe than, Kim Oanh tai bạc, Yểng, Sẻ và Chim. Các loài Muni ngực (21%) và Bulbuls râu đỏ (15%) chiếm số lượng nhiều nhất trong cuộc khảo sát, cộng thêm khoảng 3.000 loại. Cả hai đều được hợp pháp hoá thương mại. Loại thứ hai, phổ biến trong buôn bán lồng chim, cũng là một trong những loài phổ biến nhất được TRAFFIC ghi nhận ở thị trường chim Singapore và Băng cốc (Thái Lan).
 
Tăng cường hoàn thiện chính sách
 
Đứng trước thực trạng này, TRAFFIC đã đề xuất cải thiện việc giám sát và quản lý việc thu hoạch và buôn bán các loài chim hoang dã để đảm bảo chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể hoang dã.
 
"TRAFFIC sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam trong bất kỳ nỗ lực nào để rà soát và củng cố các quy định hiện hành. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về các mức độ buôn bán chim ở Việt Nam. Kiến thức quan trọng này sẽ giúp xác định nhu cầu và sự khẩn cấp để điều chỉnh các chính sách và quy định để Việt Nam đáp ứng các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học". Madelon Willemsen, người đứng đầu văn phòng Việt Nam của TRAFFIC cho biết.
 
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tăng cường hòan thiện hệ thống luật pháp hiện hành để bổ sung phương tiện giám sát và điều chỉnh việc khai thác, buôn bán các loài bị bắt từ tự nhiên, đảm bảo không tác động tiêu cực lên sự tồn tại của các loài này. Đẩy mạnh hợp tác với tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia để cập nhật danh sách các loài được bảo vệ; bổ sung các loài bị đe dọa do buôn bán tại Việt Nam như: Chim săn mồi, chim họa mi, kim oanh mỏ đỏ, chích chòe lửa, chào mào, các loài đặc hữu có vùng phân bố hẹp và các loài được Danh lục đỏ IUCN đánh giá là đang bị đe dọa.
 
Tổng cục Môi trường cho rằng, để có thể tạo ra những chuyển biến trong hành vi tiêu thụ, những nỗ lực cho công tác bảo tồn cần được phải được thực hiện liên tục và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, tầng lớp trong xã hội. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa sự giám sát và thực thi pháp luật hiệu quả tại địa điểm buôn bán chim; khi xảy ra vi phạm, cần đảm bảo các hình phạt mang đủ tính răn đe.
 
Đồng thời, xây dựng năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật để phân biệt giữa loài chim phổ biến và loài bị đe dọa; giám sát chặt chẽ và phát hiện việc buôn bán xuyên biên giới tại các cửa khẩu chính và đường tiểu ngạch, đối với cả việc nhập khẩu, xuất khẩu…