Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg chia sẻ về Hội nghị Đại Dương

Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 01/06/2017

(TN&MT) - Hội nghị thượng đỉnh về Đại dương của Liên Hợp Quốc do Thụy Điển và Fiji chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 5 – 9/6/2017 tại Hoa Kỳ...

 

(TN&MT) - Hội nghị thượng đỉnh về Đại dương của Liên Hợp Quốc do Thụy Điển và Fiji chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 5 – 9/6/2017 tại Hoa Kỳ với chủ đề “Hành động nhằm hỗ trợ Mục tiêu Phát triển bền vững số 14 của Liên Hợp Quốc: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn lực thuộc về biển”. Trước thềm sự kiện trọng đại này, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg đã chia sẽ với PV Báo Tài nguyên và Môi trường.

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg: Một đại dương sạch và sống được là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của tất cả chúng ta
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg: Một đại dương sạch và sống được là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của tất cả chúng ta

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg: Đại dương thật tuyệt vời. Đại dương che phủ gần ¾ bề mặt trái đất và chứa 97% lượng nước của trái đất. Thu nhập và dinh dưỡng của hàng tỷ người, không chỉ ở các nước đang phát triển, phụ thuộc vào đại dương. Đại dương là nhà của gần 200.000 loài, mặc dù con số thực tế được cho là phải lên đến hàng triệu.

Đại dương từ lâu đã là người bạn tốt nhất của chúng ta trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng việc hấp thụ khí carbon dioxide và khí nóng mà con người cho vào không khí. Mỗi lần hít thở thứ hai của chúng ta được tạo ra bởi đại dương.

Tuy nhiên, không may là các đại dương của thế giới đang trong tình trạng đáng lo ngại. Đánh bắt cá quá mức, rác thải và acid hoá. Hoạt động của con người phải chịu trách nhiệm cho tình trạng này. Vì vậy, chính hoạt động của con người phải thay đổi để xoay chuyển tình thế.

Thụy  Điển và Fiji đã cùng nhau thực hiện sang kiến Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc nhằm hỗ trợ các nỗ lực cứu các đại dương và đạt Mục tiêu Phát triển bền vững về đại dương, biển và tài nguyên biển – Mục tiêu 14 trong Chương trình Nghị sự Liên Hợp Quốc 2030. 

Mục tiêu biển bền vững đóng vai trò trung tâm đối với toàn bộ chương trình phát triển Liên Hợp Quốc và có quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu khác, như giảm nghèo, an ninh lương thực, hành động khí hậu, sản xuất và tiêu dùng bền vững, và cung cấp đảm bảo về nước sạch.  

Giờ đây, khi đã có tất cả các thoả thuận, thì chúng phải được thực hiện. Hội nghị Đại dương nhằm mục tiêu đảm bảo rằng chúng ta chuyển lời nói thành hành động. Hội nghị cũng đặt những mục tiêu tham vọng và sẽ có kết quả là “Lời kêu gọi Hành động” chung nhằm thúc đẩy các nỗ lực hướng đến một đại dương bền vững.

“Chúng ta đang làm cạn kiệt nguồn cá và hủy hoại môi trường biển với khí thải và rác thải. Nếu chúng ta không có những hành động cụ thể, vào năm 2050 biển sẽ tràn đầy những chất thải từ nhựa chứ không phải là cá”. Bà Isabella Lövin - Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển quốc tế và Biến đổi khí hậu Thụy Điển (Nguồn: Bộ Ngoại giao Thụy Điển)
“Chúng ta đang làm cạn kiệt nguồn cá và hủy hoại môi trường biển với khí thải và rác thải. Nếu chúng ta không có những hành động cụ thể, vào năm 2050 biển sẽ tràn đầy những chất thải từ nhựa chứ không phải là cá”. Bà Isabella Lövin - Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển quốc tế và Biến đổi khí hậu Thụy Điển (Nguồn: Bộ Ngoại giao Thụy Điển)

Một khía cạnh quan trọng khác là các cuộc đối thoại đối tác nơi các bên liên quan hàng đầu trên toàn cầu, như doanh nghiệp, xã hội dân sự và xã hội dựa vào kiến thức, đóng góp vào các giải pháp mang tính sang tạo nhằm giải quyết các thách thức lớn chung.

Song, Hội nghị cũng sẽ đạt được các cam kết mang tính tự nguyện, theo đó các quốc gia thành viên, xã hội dân sự và khu vực tư nhân tiến hành các sang kiến để đóng góp vào việc thực hiện Mục tiêu 14.

Nếu không sớm đạt thành công trong việc đảo chiều xu hướng, chúng ta có thể sẽ đối mặt những vấn đề lớn xảy ra trong tương lai. Hàng tỷ người phụ thuộc vào cá vì đây là nguồn thực phẩm và sinh kế chính của họ. Đánh bắt quá nhiều có nghĩa là những loài có khả năng phục hồi nhanh sẽ thắng thế.

Từ đó, dẫn đến khả năng “các cuộc xâm lăng” của loài này và thậm chí gia tăng sức ép với trữ lượng cá có thể ăn được. Các loài động vật, và cuối cùng là con người, sẽ chịu hậu quả khi các đại dương chứa ngày một nhiều nhựa, khi phân huỷ sẽ trở thành vi hạt, và cuốí cùng có thể nhiễm vào thức ăn của chúng ta.

Nghị định thư Montreal về các Chất làm trầy xước tầng Ozone, các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Hiệp định Paris và Chương trình Nghị sự 2030 là những ví dụ cho thấy các quốc gia thành viên tìm những giải pháp chung cho các vấn đề toàn cầu.

Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc từ ngày 5 9/6 sẽ cho chúng ta cơ hội thay đổi khuôn đúc và đảo chiều xu hướng tiêu cực. Một đại dương sạch và sống được là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của tất cả chúng ta.

                                                                                              Nguyễn Tú (thực hiện)