Điện Biên: Tăng cường phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 30/03/2017

(TN&MT) – Thống kê về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Điện Biên đã xảy ra 06 vụ cháy rừng. Diện tích cháy khoảng 506 ha. Thiệt hại do bão ước tính khoảng 1 tỷ đồng.
Năm 2017, dự kiến các hiện tượng thiên tai trên địa bàn biên giới tỉnh Điện Biên sẽ diễn biến phức tạp.
Năm 2017, dự kiến các hiện tượng thiên tai trên địa bàn biên giới tỉnh Điện Biên sẽ diễn biến phức tạp.

Điện Biên có 04 huyện biên giới: Mường Nhé, Điện Biên, Mường Chà và Nậm Pồ, với 29 xã biên giới, 102 bản giáp biên của 17 đồng bào dân tộc; quản lý 400,861 km đường biên giới, tiếp giáp với 2 nư­ớc CHDCND Lào và Trung Quốc. Địa hình chủ yếu là núi cao khe sâu, chia cắt, có độ dốc lớn chiếm 80% diện tích tự nhiên. Địa chất tỉnh Điện Biên nằm trong đới vỡ vụn, dễ phong hóa gặp mưa to hoặc mưa rất to dễ gây sạt lở. Điện Biên cũng là tỉnh nằm trong vùng động đất có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thời tiết, khí hậu khô hanh, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trong ngày có lúc lên đến 350C-360C, làm cho thảm thực vật nhiều nơi khô héo, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Năm 2016 trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Điện Biên đã đã xảy ra 06 vụ cháy rừng. Diện tích cháy khoảng 506 ha (trong đó 503 ha rừng phòng hộ, thảm thực vật, 03 ha rừng cao su) tại địa bàn các xã Na Sang, Mường Mươn huyện Mường Chà, xã Nà Pủng huyện Nậm Pồ, xã Mường Nhà huyện Điện Biên (chưa ước tính được thiệt hại). Nguyên nhân các vụ cháy được xác định là do thời tiết hanh khô, tập quán làm ăn , sản xuất của người dân (như: Đốt rừng làm nương rẫy, đun nấu trong rừng…), ý thức, trách nhiệm của một bộ phận nhân dân về bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng còn hạn chế.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp, mưa to kèm theo gió lốc làm tốc mái một phần 81 hộ dân, 02 điểm trường; tốc mái hoàn toàn 02 nhà dân, 01 lớp học, làm vỡ 873 tấm prô xi măng; sập đổ hoàn toàn 12 nhà dân và đổ 30m tường rào của trường tiểu học, 02 người bị thương nhẹ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng. 

Đặc biệt, do ảnh hưởng của 3 cơn bão (Số 1, số 2, số 3) địa bàn biên giới tỉnh Điện Biên đã xảy ra gió lốc, mưa lớn kéo dài tại một số địa bàn thuộc các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Điện Biên gây hư hỏng nặng 2 đập tràn thủy lợi nhỏ, trôi 2 cầu tạm bằng sắt, đã làm tốc mái 37 ngôi nhà, chết 11 con trâu, ngập úng 27 ha lúa nước và hoa màu cùng 20 ao cá của người dân, thiệt hại ước tỉnh khoảng 1 tỷ đồng và gây sạt lở đất, đá tại một số tuyến đường ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân.

Năm 2017, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu tác động làm trái đất nóng lên, các hiện tượng Elnino, Lanina quy luật biến đổi thất thường, do đó khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp khó lường: Gió bão, lốc xoáy, lũ ống, lũ quét và các hiện tượng thiên tai khác sẽ diễn biến phức tạp khó lường trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Để tăng cường công tác PCTT và TKCN, tỉnh Điện Biên xác định các nhiệm vụ trọng tâm: Nắm vững tình hình trên tuyến biên giới, sắn sàng chiến đấu kịp thời ngăn chặn và đánh bại âm mưu, thủ đoạn của địch và các loại đối tượng có hành vi lợi dụng phá hoại. Để đảm an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội trong quá trình xẩy ra thiên tai, cháy nổ, cứu sập và khắc phục hậu quả; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, sẵn sàng nhận nhiệm vụ cơ động ứng cứu khi cấp trên giao, bổ sung điều chỉnh kịp thời kế hoạch, phương án phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, phòng chống cháy nổ, cứu sập; có phương án đối phó kịp thời có hiệu quả với các tình huống bất lợi, hạn chế thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra....

Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng phương tiện tham gia PCTT & TKCN với sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới; kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng tình hình thiên tai để hoạt động phá hoại.

Nam Hương