Việt Nam cần giải pháp hiệu quả bảo vệ tài nguyên nước

Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 26/08/2016

(TN&MT) - Việt Nam là  nước có nguồn tài nguyên nước dồi dào, tuy nhiên trong thời gian mấy năm trở lại đây tình trạng khan hiếm nước đang diễn ngày một nhiều và đáng báo động. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước, tuy nhiên nguyên nhân chính là hiện nay chúng ta chưa sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Việt Nam đang khủng hoảng về nước

Ngày 26/8/2016,  tại Hà Nội, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, Trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam (ICC) kết hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm “Giải pháp của Israel cho một thế giới khát nước”. Sự kiện nhằm, kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thủy lợi Việt Nam.

Tọa đàm “Giải pháp của Israel cho một thế giới khát nước”
Tọa đàm “Giải pháp của Israel cho một thế giới khát nước”

Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, lãnh đạo các Cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hơn 200 diễn giả, các nhà khoa học, khách mời tham dự

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đồng Văn Tự  – Vụ trưởng Vụ quản lý công trình – Tổng cục Thủy lợi cho biết, Sau 71 năm phát triển ngành thủy lợi, ngành đã thành lập hơn 900 hệ thống thủy lợi bao gồm 8.800 hồ chứa thủy điện với dung tích 64 tỷ mét khối nước, nguồn tài nguyên nước đủ để trồng trọt 3,52 triệu ha/năm trên cả nước. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, vì vậy,  nạn hạn hán đã ảnh hưởng làm 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 4 tỉnh Tây Nguyên lâm vào tình trạng khô hạn nặng, theo thống kê mùa từ hiện tượng Elnino năm 2014.

Còn ông Hoàng Minh Tuyển – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy văn và tài nguyên nước, đánh giá, tổng lượng mưa trung bình của Việt Nam một năm là 1.960mm, gấp 2,5 lần trên thế giới , lượng nước trong dòng chảy sông là 835km khối, tổng cộng nguồn tài nguyên nước tự nhiên của Việt Nam là 9.000 mét khối/ năm. Thế nhưng Việt Nam đang  lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Bà Meirav Eilon Shahar – Đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ ”Tôi tin rằng kinh nghiệm của Israel về quản lý nguồn nước được liệt kê trong cuốn sách cũng như được thảo luận tại tọa đàm có thể giúp đỡ Việt Nam trong các vấn đề về nước”.

Giải pháp hiệu quả từ nước sa mạc hóa Israel

Tại Tọa đàm, đại diện Đại sứ quán Israel cho biết, Israel không sở hữu nguồn tài nguyên nước dồi dào và hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú; mà ngược lại có tới 60% diện tích là hoang mạc, lại bị bao vây ba bề bốn bên bởi những quốc gia thù địch. Thế nhưng người Israel đã tìm ra cách tự sản xuất ra nước thông qua những biện pháp sáng tạo và liều lĩnh. Đó là nước sạch được khử mặn từ nước biển, là nước lợ đã qua một hệ thống lọc phức tạp, thậm chí là nước thải sinh hoạt được xử lý tinh vi để có thể dùng tưới tiêu cho nông nghiệp hay cho những mục đích sinh hoạt thông thường khác. Năm 2013, người Israel đã tuyên bố : Nguồn nước của họ không còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Nước là cứu cánh mở ra cánh cửa nông nghiệp, kinh tế, ngoại giao cho Israel. Israel hiện sản xuất nước dư thừa cho nhu cầu nội tại và còn xuất khẩu đều đặn 24/7 sang cho các nước láng giềng, là vũ khí hòa bình của Israel cho tình trạng đối đầu Iran-Israel, và một số quốc gia khác. Sản xuất nước sạch trở thành một ngành kinh doanh toàn cầu, đòn bẩy cho kinh tế Israel phát triển.

Để làm được như vậy, chuyên gia Asher Shmuel Azenkot đến từ Bộ Nông nghiệp Israel chia sẻ câu chuyện  thần kỳ của Israel về xử lý khủng hoảng tài nguyên nước. Ông cho biết, Israel đã có  hệ thống nhà máy khử mặn xử lý được hơn 700.000.000 mét khối nước thải mỗi năm để saen xuất nước ngọt; trong nông nghiệp, Israel áp dụng phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt.

Trong phát triển nông nghiệp, phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại giúp tăng sản lượng, nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước đã được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn gia đình tại Israel, đặc biệt phương pháp tưới này mang lại hiệu quả cao cho các cây trồng như dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bông, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.

Đồng thời, Chính phủ Israel đã đặc biệt chú trọng đến  giáo dục ý thức cho mỗi người dân về ý thức sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm, bởi Chính phủ Israel quy định người dân trả 2$ cho một mét khối nước, số tiền họ phải chi trả phụ thuộc vào lượng nước họ sử dụng. Cũng như lời của Shimon Tal, nguyên chủ nhiệm Ủy ban nước Israel đã nói “Cách thức quản lý nước của một quốc gia nói lên nhiều điều về quốc gia đó.”

Quốc Đạt