Nhân giống rong mơ mang lại lợi ích kinh tế và sinh thái

Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 24/07/2014

(TN&MT) - Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam vừa hoàn thành đề tài “Nhân giống nhân tạo và nuôi trồng thử nghiệm một số loài rong mơ Sargassumtại các vùng...
(TN&MT) - Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam vừa hoàn thành đề tài “Nhân giống nhân tạo và nuôi trồng thử nghiệm một số loài rong mơ Sargassumtại các vùng ven biển” nhằm nghiên cứu toàn diện từ quy trình sản xuất giống đến mô hình nuôi trồng thương phẩm ở biển để tái tạo lại tầng rong mơ hiện đang bị khai thác quá mức trên vùng biển Việt Nam.
   
Ngun nguyên liu quý đang cn
   
  Rong mơ (Sargassum) là một chi rong có giá trị kinh tế và có vai trò sinh thái quan trọng ở các bãi triều ven biển nhiệt đới, giống như rừng ở biển, làm nơi trú ngụ, bảo vệ con non, nguồn thực phẩm, bãi đẻ cho các loài sinh vật kinh tế như: Cá, cua, tôm, hải sâm, cá ngựa... và hấp thụ các muối dinh dưỡng, kim loại nặng làm sạch môi trường.
   
   
   
  Ở Việt Nam rong mơ phân bố nhiều nhất ở ven biển miền Trung, sản lượng xuất khẩu hàng năm ước tính đạt khoảng 20.000 tấn khô. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình khai thác rong mơ diễn ra tùy tiện thiếu sự quản lý của các cấp ngành liên quan, dẫn đến nguồn lợi rong mơ ở các tỉnh miền Trung giảm đáng kể, nhiều vùng trở nên hoang hóa. Vì vậy, kế hoạch sản xuất fucoidan (một loại nguyên liệu dùng trong ngành dược phẩm được bào chế từ rong nâu, rong mơ có tác dụng chống lại các tế bào ung thư và viêm loét dạ dày) của Công ty Fucoidan Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu, do người dân khai thác rất sớm hơn 2 - 3 tháng so với mùa vụ khai thác rong mơ. Rong khai thác từ lúc còn non, vì thế không đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên liệu là phải vào giai đoạn sinh sản, khi đó hàm lượng và chất lượng Fucoidan đạt cao nhất. Do đó, việc nghiên cứu sản xuất giống rong mơ và nuôi trồng thương phẩm ngoài tự nhiên là cần thiết.
   
  Đứng trước nhu cầu đó, tháng 1 năm 2013, Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện đề tài “Nhân giống nhân tạo và nuôi trồng thử nghiệm một số loài rong mơ Sargassum tại các vùng ven biển” nhằm nghiên cứu toàn diện từ quy trình sản xuất giống đến mô hình nuôi trồng thương phẩm ở biển.
   
Nhân ging nhân to, khôi phc ngun nguyên liu
   
  Qua 2 năm thực hiện các công đoạn từ phòng thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang và ngoài tự nhiên tại đầm Báy và Sông Lô – vịnh Nha Trang, đã mang lại  kết quả quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình nhân giống nhân tạo rong mơ từ hợp tử đến cây giống cao 2 mm, với các chỉ tiêu kỹ thuật từ khâu kích thích phóng trứng và tinh trùng, thụ tinh, nuôi hợp tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây giống sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện độ mặn khoảng 30 - 32%, nhiệt độ khoảng 25 - 300C, hàm lượng dinh dưỡng NaNO3: KH2PO4= 4: 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s. Loại dây thích hợp cho rong mơ phát triển có cấu tạo nylon 50% và cotton 50%.
   
  Nguồn giống rong mơ có thể được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, đáp ứng theo tiêu chuẩn cây giống cao 2 mm sau 2 tháng sản xuất giống nhân tạo. Sau khi trồng ngoài biển cây phát triển bình thường như cây mọc ngoài tự nhiên.
   
  Đề tài đã đánh giá các giá trị tốc độ sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho các mô hình thực nghiệm (gồm: Mô hình trồng dàn căng trên nền đáy, mô hình dàn phao nổi, mô hình dạng tán cây, mô hình trồng trên nền đáy, mô hình trồng dây đơn) và đưa ra kết luận sau:
   
  Thời gian nuôi trồng thương phẩm từ cây giống đến giai đoạn thu hoạch trong các mô hình có chiều cao trung bình đạt 89,5±22,7 cm và đạt năng suất trung bình từ 1,13 - 4,3 kg/mét dây thừng là 105 ngày cho rong mơ Sargassum polycystumvà 120 ngày cho loài Sargassum mcclurei.
   
  Và trong 5 loại mô hình nuôi trồng thương phẩm trên, mô hình nuôi trồng trên đáy san hô cho kết quả tương tự với rong mọc tự nhiên, còn mô hình dây đơn (longline) cho năng suất cao nhất (4,20 - 4,30 kg/mét dây trồng), đem lại hiệu quả kinh tế cao với tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí trung bình 3,16 so với mô hình khác từ -0,92 đến 0,90.
   
  Quy trình nhân giống nhân tạo và mô hình nuôi trồng dây đơn thành công lần đầu tiên ở Việt Nam là thân thiện với môi trường và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình nhân giống bằng nhánh dinh dưỡng và mô hình dàn phao nổi nuôi trồng truyền thống khác. Việc ứng dụng công nghệ nhân giống nhân tạo cho phép chủ động nguồn giống và nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm fucoidan phòng chống một số bệnh ung thư, phlorotanin chống oxy hóa. Điều này góp phần làm giảm áp lực khai thác tự nhiên ảnh hưởng suy thoái nguồn lợi biển.
   
Minh Thư
  Sản phẩm của mô hình trồng rong mơ nhân tạo