Yên Bái phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2016 – 2020

Khoáng sản - Ngày đăng : 15:57, 11/01/2018

(TN&MT) - Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh này phê duyệt.

 

(TN&MT) - Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh này phê duyệt.
 

5 Quyet dinh phe duyet khoang san signed 01 page 01
5 Quyet dinh phe duyet khoang san signed 01 page 02

 

5 Quyet dinh phe duyet khoang san signed 01 page 03

 

5 Quyet dinh phe duyet khoang san signed 01 page 04

 

5 Quyet dinh phe duyet khoang san signed 01 page 05


Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 (Quy hoạch) nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; xây dựng chiến lược khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thiện và phát triển một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản tập trung như đá vôi trắng, quặng sắt, quặng chì - kẽm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 4.881 tỷ đồng.
 

Định hướng phát triển sẽ tiếp tục thăm dò, thăm dò nâng cấp các khu vực khoáng sản có triển vọng để tiến tới khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: quặng chì - kẽm tại huyện Mù Cang Chải, quặng sắt tại huyện Trấn Yên, Văn Yên, đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên; tận dụng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước...) để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
 

Tập trung đầu tư một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản có trữ lượng lớn như đá vôi trắng, đá vật liệu xây dựng; kaolin, felspat. Việc khai thác cát, sỏi chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, không nâng công suất và mở rộng diện tích các khu vực đã cấp; phát triển nguồn nguyên vật liệu thay thế cát sông như đá cuội, đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Ưu tiên khai thác các mỏ khoáng sản có chất lượng cao cung cấp nguyên liệu sản xuất trong nước; các khu vực đá làm vật liệu xây dựng thông thường nếu trong quá trình thăm dò, khai thác đánh giá được chất lượng đá phù hợp để làm ốp lát thì ưu tiên đánh giá, khai thác đá làm nguyên liệu ốp lát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng trong nước.
 

Tăng cường chế biến sâu khoáng sản trong tỉnh; hoàn thiện các nhà máy luyện gang thép, luyện kim màu để triển khai sản xuất trong giai đoạn 2016 – 2020; ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng ứng dụng thiết bị công nghiệp hiện đại, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
 

Theo Quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư thăm dò là 79,6 tỷ đồng, nhu cầu vốn đầu tư khai thác là 3.044 tỷ đồng.
 

Vốn cho lập, điều chỉnh Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định. Vốn cho thăm dò, khai thác là nguồn vốn tự có của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu công trình và các nguồn vốn hợp pháp khác.
 

UBND tỉnh Yên Bái đưa ra 8 giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm: Giải pháp về quản lý nhà nước; giải pháp về thể chế chính sách; giải pháp về quản lý tài nguyên; giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; giải pháp liên kết, hợp tác phát triển ngành, lĩnh vực; giải pháp về cơ sở hạ tầng; giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư; giải pháp về bảo vệ quyền lợi người dân và địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
 

Trong đó, khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư các cơ sở chế biến quặng nghèo với quy mô lớn. Khuyến khích chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao. Ưu tiên nhà đầu tư có năng lực tài chính, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường; sản phẩm khai thác gắn với các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh...