Ngành quản lý đất đai: Nắm chắc và quản chặt
Đất đai - Ngày đăng : 20:28, 01/05/2018
(TN&MT) - Ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 41-SL kết thúc hoạt động quản lý đất đai của thực dân Pháp, mở đầu cho hoạt động quản lý đất...
(TN&MT) - Ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 41-SL kết thúc hoạt động quản lý đất đai của thực dân Pháp, mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của nước ta. Từ đó đến nay, ngành quản lý đất đai có bước phát triển vững chắc, được Đảng, Nhà nước ghi nhận.Dấu ấn một chặng đường
Ngay thời kỳ đầu thành lập vào năm 1945, với đội ngũ cán bộ còn ít, thực hiện chủ trương của Đảng, ngành đã tham mưu Đảng và Chính phủ ban hành và thực hiện hàng loạt quy định qua từng thời kỳ. Những quyết sách đúng đắn đã trở thành động lực quan trọng, hết sực to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo thành khối liên minh công nông vững chắc, là cơ sở cho quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam.
Sau đó là thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975). Vời mục tiêu "Đấy mạnh cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là đẩy mạnh cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đối với thành phần kinh tế tư bản tự doanh, đồng thời, phải ra sức phát triến kinh tế quốc doanh" (ở miền Bắc). Các chính sách công hữu hóa đất đai giai đoạn này đã tạo điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh lớn, đồng thời, tạo điều kiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như: Thủy lợi, giao thông xây dựng đồng ruộng.
Sau ngày thống nhất đất nước (1975), cộng tác quản lý đất đai chủ yếu nhằm củng cố nền kinh tế XHCN và cải tạo XHCN ở miền Nam, tập trung tư liệu sản xuất, thực hiện hợp tác hóa gắn liền với thủy lợi hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật... trong đó, thay đổi cơ bản là từng bước chuyển từ chế độ tư hữu đất đai sang hình thức sở hữu tập thể và sở hữu Nhà nước về đất đai.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI và các Đại hội tiếp theo về chuyển đổi từ nền kinh tế tấp trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hựớng XHCN, ngành đã xác định nhiệm vụ quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Công tác xây dựng thể chế ngày càng được đẩy mạnh, ngành đã xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền hệ thống chính sách về đất đai phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách đất đai không chỉ còn là “mệnh lệnh” hành chính mà được xem xét dưới góc độ kinh tế, đã tạo ra nguồn nội lực to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút nguồn vốn đấu tư nước ngoài; thừa nhận giá trị quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Những chủ trương chính sách đúng đắn đã góp phần quan trọng giải phóng nguồn lực đất đai, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế; đảm bảo được an ninh lương thực; góp phần xóa đói giảm nghèo.
Gần đây nhất, Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư đã thể chế đầy đủ quan điểm, nội dung định hướng của Đảng về tiếp tuc đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để nước ta sờm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sau hơn 4 năm Luất Đất đai đi vào cuộc sống, những quy định đổi mới đã giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, hoàn thành việc lập và điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sự dụng đất đáp ứng được các yêu cầu, nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu, từng bước xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đại. Đến nay, cả nước đã cấp được khỏang 97% diện tích cần phải cấp, đã có 132 đơn vị hành chính cấp huyện trên phạm vi 37 tỉnh, thành phố chính thức đưa cơ sở dữ liệu vào vận hành, khai thác, sử dụng. Việc này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vừa đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất khi thực hiện các quyền, từ đó, tạo nền tảng cho việc đưa quyền sử dụng đất tham gia đầy đủ vào thị trựờng bất động sản, tham gia các giao dịch dân sự khác về đất đai, góp phần cho phát triển nền kinh tế bao gồm cả Nhà nước, các nhà đầu tư và hộ gia đình, cá nhân.
Với các quy định cụ thể, rõ ràng trong Luất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành về tài chính đất đai bước đầu đã huy động, tạo ra nguồn thu đáng kể và tăng mạnh qua các năm cho ngân sách Nhà nước về các khoản thu liên quan đến nhà đất. Trong đó, năm 2013 là 54.313 tỷ đồng, năm 2014 là 55.563 tỷ đồng, năm 2015 là 83.530 tỷ đồng; năm 2016 là 122.603 tỷ đồng...
Động thời, ngành đã chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai và giảm tối đa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ở Trung ương và nhiều địa phương đã tập trung quyết liệt để xây dựng và công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai theo hướng cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.
Cơ hội và thách thức
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song do trước yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của đất nước. Cùng với đó, là nhiều yêu cầu đặt ra trong thực tiễn như: Quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất còn yếu, gây lãng phí, thất thoát; quản lý thị trựờng bất động sản còn lúng túng, sơ hở; tiềm năng đất đai chưa thực sự được khai thác triệt để trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Đăc biệt, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn xảy ra ở nhiều nơi, đầu cơ đất đai đã trở thành phổ biến với những quy mô khác nhau, gây nên những cơn sốt trên thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng cao một cách bất hợp lý, tăng chi phí đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, việc triển khai thi hành cũng gặp phải nhiều khó khăn. Những điều này cũng là một thách thức, đồng thời, cũng là cơ hội mà ngành đối mặt. Do đó, thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, ngành đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính trị Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tổng hợp các vướng mắc, bất cập và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai của các địa phương; sửa đổi, bổ sung Luật theo từng chuyên đề; xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; trình Chính phủ Đế án thí điểm tích tụ đất đai tại các tỉnh Hà Nam, Thái Bình; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đề xuất các giải pháp phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất (bao gồm cả thị trường sơ cấp, thứ cấp)...
Vời những nỗ lực của ngành quản lý đất đai trước những thách thức sẽ là cơ sở để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, góp phần thực hiện phương châm "nắm chắc, quản chặt, khai thác có hiệu quả" tài nguyên đất đai, góp phần vào công cuộc phát triển bền vững của đất nước.
Ngay thời kỳ đầu thành lập vào năm 1945, với đội ngũ cán bộ còn ít, thực hiện chủ trương của Đảng, ngành đã tham mưu Đảng và Chính phủ ban hành và thực hiện hàng loạt quy định qua từng thời kỳ. Những quyết sách đúng đắn đã trở thành động lực quan trọng, hết sực to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo thành khối liên minh công nông vững chắc, là cơ sở cho quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam.
Sau đó là thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975). Vời mục tiêu "Đấy mạnh cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là đẩy mạnh cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đối với thành phần kinh tế tư bản tự doanh, đồng thời, phải ra sức phát triến kinh tế quốc doanh" (ở miền Bắc). Các chính sách công hữu hóa đất đai giai đoạn này đã tạo điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh lớn, đồng thời, tạo điều kiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như: Thủy lợi, giao thông xây dựng đồng ruộng.
Sau ngày thống nhất đất nước (1975), cộng tác quản lý đất đai chủ yếu nhằm củng cố nền kinh tế XHCN và cải tạo XHCN ở miền Nam, tập trung tư liệu sản xuất, thực hiện hợp tác hóa gắn liền với thủy lợi hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật... trong đó, thay đổi cơ bản là từng bước chuyển từ chế độ tư hữu đất đai sang hình thức sở hữu tập thể và sở hữu Nhà nước về đất đai.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI và các Đại hội tiếp theo về chuyển đổi từ nền kinh tế tấp trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hựớng XHCN, ngành đã xác định nhiệm vụ quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Công tác xây dựng thể chế ngày càng được đẩy mạnh, ngành đã xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền hệ thống chính sách về đất đai phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách đất đai không chỉ còn là “mệnh lệnh” hành chính mà được xem xét dưới góc độ kinh tế, đã tạo ra nguồn nội lực to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút nguồn vốn đấu tư nước ngoài; thừa nhận giá trị quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Những chủ trương chính sách đúng đắn đã góp phần quan trọng giải phóng nguồn lực đất đai, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế; đảm bảo được an ninh lương thực; góp phần xóa đói giảm nghèo.
Gần đây nhất, Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư đã thể chế đầy đủ quan điểm, nội dung định hướng của Đảng về tiếp tuc đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để nước ta sờm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sau hơn 4 năm Luất Đất đai đi vào cuộc sống, những quy định đổi mới đã giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, hoàn thành việc lập và điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sự dụng đất đáp ứng được các yêu cầu, nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu, từng bước xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đại. Đến nay, cả nước đã cấp được khỏang 97% diện tích cần phải cấp, đã có 132 đơn vị hành chính cấp huyện trên phạm vi 37 tỉnh, thành phố chính thức đưa cơ sở dữ liệu vào vận hành, khai thác, sử dụng. Việc này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vừa đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất khi thực hiện các quyền, từ đó, tạo nền tảng cho việc đưa quyền sử dụng đất tham gia đầy đủ vào thị trựờng bất động sản, tham gia các giao dịch dân sự khác về đất đai, góp phần cho phát triển nền kinh tế bao gồm cả Nhà nước, các nhà đầu tư và hộ gia đình, cá nhân.
Với các quy định cụ thể, rõ ràng trong Luất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành về tài chính đất đai bước đầu đã huy động, tạo ra nguồn thu đáng kể và tăng mạnh qua các năm cho ngân sách Nhà nước về các khoản thu liên quan đến nhà đất. Trong đó, năm 2013 là 54.313 tỷ đồng, năm 2014 là 55.563 tỷ đồng, năm 2015 là 83.530 tỷ đồng; năm 2016 là 122.603 tỷ đồng...
Động thời, ngành đã chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai và giảm tối đa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ở Trung ương và nhiều địa phương đã tập trung quyết liệt để xây dựng và công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai theo hướng cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.
Cơ hội và thách thức
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song do trước yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của đất nước. Cùng với đó, là nhiều yêu cầu đặt ra trong thực tiễn như: Quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất còn yếu, gây lãng phí, thất thoát; quản lý thị trựờng bất động sản còn lúng túng, sơ hở; tiềm năng đất đai chưa thực sự được khai thác triệt để trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Đăc biệt, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai vẫn xảy ra ở nhiều nơi, đầu cơ đất đai đã trở thành phổ biến với những quy mô khác nhau, gây nên những cơn sốt trên thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng cao một cách bất hợp lý, tăng chi phí đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, việc triển khai thi hành cũng gặp phải nhiều khó khăn. Những điều này cũng là một thách thức, đồng thời, cũng là cơ hội mà ngành đối mặt. Do đó, thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, ngành đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính trị Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tổng hợp các vướng mắc, bất cập và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai của các địa phương; sửa đổi, bổ sung Luật theo từng chuyên đề; xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; trình Chính phủ Đế án thí điểm tích tụ đất đai tại các tỉnh Hà Nam, Thái Bình; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đề xuất các giải pháp phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất (bao gồm cả thị trường sơ cấp, thứ cấp)...
Vời những nỗ lực của ngành quản lý đất đai trước những thách thức sẽ là cơ sở để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, góp phần thực hiện phương châm "nắm chắc, quản chặt, khai thác có hiệu quả" tài nguyên đất đai, góp phần vào công cuộc phát triển bền vững của đất nước.