Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai phục vụ phát triển KT-XH

Đất đai - Ngày đăng : 11:38, 26/03/2018

(TN&MT) - Tỉnh Thái Nguyên xác định, năm 2018 là năm rất quan trọng, năm bản lề thực hiện Nghị Quyết XII của Đảng, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề để năm 2019 tỉnh tự cân đối thu – chi. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, điểm nhấn là thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả quản lý đất đai gắn với bảo vệ môi trường.
2
Tỉnh Thái Nguyên quán triệt thực hiện nghiêm túc công tác quản lý quy hoạch đất đai, phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng (ảnh CTV).


Trao đổi với Phóng viên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc khẳng định:Tỉnh rất quan tâm đến quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan đến phát triển bền vững, đầu tư phát triển, từ khâu quy hoạch đến đầu tư cấp phép, trong đó có quản lý, đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai: Cấp phép đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; thực hiện quy hoạch đất cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cho khu hạ tầng, các công trình công cộng; đặc biệt nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất, rất quan trọng để phát huy tối đa các nguồn lực.
 

1a
Thái Nguyên tập trung phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Ở Thái Nguyên, từ xã đến huyện đến tỉnh đều coi trọng công tác quy hoạch, quản lý sau quy hoạch. Mặt khác, tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý, đồng thời đề cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và coi đây là yếu tố quan trọng để phát huy tối đa các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về đất đai.
 

Thái Nguyên đã chú trọng các loại quy hoạch, trong đó có quy hoạch chung, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch theo tỷ lệ chi tiết, theo từng cấp độ yêu cầu; quy hoạch thực hiện đồng bộ, có chỉ đạo, đảm bảo có hiệu quả. Nói về quy hoạch, có nhiều bài học được rút ra, nhưng khẳng định rằng rằng, ở đâu làm tốt công tác quy hoạch, có nhận thức về công tác quy hoạch, có sự tư vấn có chuyên gia, có trách nhiệm trong thực hiện thì công tác quy hoạch sử dụng đất phát huy hiệu quả và thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội.

3
Quản lý tốt công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Chính vì điều đó, tỉnh tôn trọng quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trước tiên chấp hành theo chỉ đạo của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Thái Nguyên có 6 khu CN, hiện có 31 cụm CN. Tỉnh quản lý khu CN, cụm CN theo quy chế và theo các văn bản theo quy định hiện hành. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bố trí vào khu công nghiệp, ở đó quản lý tốt về môi trường, cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ. Kinh nghiệm cho thấy, muốn vào khu công nghiệp thì đảm bảo cơ chế chính sách, trước hết phải thực hiện nghiêm các quy định, cơ chế chính sách theo pháp luật hiện hành và tạo điều kiện cho nhà đầu tư. Muốn phát triển công nghiệp hiệu quả thì phải có môi trường đầu tư tốt.

2a


Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên cho rằng, do làm tốt công tác quản lý quy hoạch, phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai, góp phần thúc đẩy KT- XH phát triển. Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH.Liên tục trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%/năm, riêng năm vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng 12,67%, cao gần gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước. Thu ngân sách đạt kết quả tốt, liên tục đạt tăng trưởng cao.
 

Năm 2017, lần đầu tiên Thái Nguyên vượt ngưỡng thu ngân sách đạt trên 10 nghìn tỷ đồng (đạt gần 13 nghìn tỷ đồng), đứng thứ 16 so với các tỉnh thành phố cả nước về tổng thu trên địa bàn; đứng thứ 18 về thu cân đối thu nội địa. Thái Nguyên là tỉnh xếp vào địa phương thu ngân sách tăng nhanh, vượt khá. Đây là kết quả rõ rệt. Tỉnh đang phấn đấu tự cân đối thu, chi, mục tiêu năm 2019 sẽ tự cân đối thu – chi. Nếu đạt được mục tiêu này thì Thái Nguyên sẽ đạt mục tiêu, vượt trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Đây là chỉ tiêu đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu rất cao vì hiện nay toàn quốc có 16 tỉnh tự cân đối, mà Thái Nguyên đang phấn đấu tự cân đối thu - chi.
 

Các chỉ số trên đã phản ánh sự phát triển thực chất. Có nghĩa là, sự phát triển thể hiện các doanh nghiệp làm ăn được, đời sống nhân dân phải được nâng lên. Các nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn thu phản ánh chỉ số tổng hợp nhất. Ở đây nói lên, công nghiệp có phát triển, thu hút đầu tư có tiến bộ. Thái Nguyên đang giữ chỉ số năng lực cạnh tranh. Bí quyết thành công là năng lực cạnh tranh phải tốt. Năng lực cạnh tranh nó là chỉ số đo năng lực điều hành của chính quyền. Điều này là nhìn nhận đánh giá của giới doanh nghiệp, doanh nhân.
 

Thái Nguyên đang quan tâm đến các chỉ số phát triển bền vững. Muỗn làm được như vậy thì ý chí của lãnh đạo phả rõ ràng, phương hướng phải cụ thể; phải có đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi theo tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp thì họ sẽ tin tưởng, đầu tư cho phát triển.
 

Năm 2018, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng của giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển KT- XH, tỉnh Thái Nguyên tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chú trọng nâng cao giá trị kinh tế công nghiệp.
 

Hiện nay, Thái Nguyên là 1 trong các tỉnh có giá trị Công nghiệp cao, đạt 571 nghìn tỷ đồng. Muốn phát triển kinh tế thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính công. 
 

Quan điểm của tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn. Ngay từ đầu năm, tỉnh đã đề ra các giải pháp quyết liệt chỉ đạo sản xuất, phát triển. Về lĩnh vực TN&MT, tỉnh tập trung lãnh đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; tiếp tục nhân rộng tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương mẫu; vinh danh, suy tôn doanh nghiệp, hộ sản xuất làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
 

Quản lý tốt công tác quy hoạch, sử dụng đất đai sau quy hoạch phục vụ phát triển, nâng cao hiệu quả đất đai; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tỉnh không khuyến khích đầu tư phát triển bằng mọi giá, đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường. Coi đây là điều kiện tiên quyết, tránh phát triển nóng, phát triển ồ ạt, tràn lan ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cần phải có cam kết bảo vệ môi trường.


Tỉnh coi trọng ký kết, cam kết giữa chính quyền địa phương các cấp đối với doanh nghiệp thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, tiết kiệm trong khai thác, sử dụng tài nguyên. Thực tế Thái Nguyên đã làm rồi, quản lý về cát sỏi, các xã ký cam kết với các đơn vị khai thác cát sỏi. Cam kết và đề cao tính trách nhiệm của doanh nghiệp và người đứng đầu chính quyền. Cương quyết xử lý vi phạm về môi trường vi phạm, về thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật.