ĐBQH Dương Minh Tuấn: Cần có lộ trình tự chủ đối với Trường Đại học

Thời sự - Ngày đăng : 14:55, 06/11/2018

(TN&MT) - Phát biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, đại biểu Dương Minh Tuấn - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đề nghị cần có lộ trình tự chủ đối với Trường Đại học

Cơ bản nhất trí với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo trước phiên thảo luận, đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng dự thảo luật này đã gần ổn, gần như có thể thông qua được rồi. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa, đại biểu Dương Minh Tuấn góp một số ý kiến.

ĐB Dương Minh Tuấn
Đại biểu Dương Minh Tuấn - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát biểu sáng 6/11. Ảnh: quochoi.vn

Về Hội đồng trường, theo dự thảo Luật thì nhiệm kỳ là 5 năm. Nhưng cơ cấu trong đó có một vị ủy viên ban chấp hành đoàn, ông Dương Minh Tuấn cho rằng chỗ này hơi lạ.

Đại biểu Dương Minh Tuấn phân tích: Hiện nay, các trường đào tạo một khóa có thể tốt nghiệp đại học mất 4 năm. Tuy nhiên, trong đây mình cơ cấu một sinh viên nhiệm kỳ 5 năm, trong khi không phải là sinh viên, ban chấp hành đoàn...

“Vậy khi người học này vừa đậu vào phải bầu vào ban chấp hành, mất mấy tháng. Như vậy còn ba năm mấy, mình đưa vào trong hội đồng trường, vậy có phù hợp 5 năm hay không. Cậu sinh viên hoặc cô sinh viên này ra trường còn làm không hay phải chuyển đi chỗ khác?...” - Đặt hàng loạt câu hỏi, đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng như vậy chưa liên tục thời gian 5 năm, hoặc chưa đủ kinh nghiệm để làm việc này.

Ông Dương Minh Tuấn nêu ví dụ: Theo nghiên cứu ở một số nước, như ở Mỹ có ba, bốn loại từ nhưng dịch ra cũng thuộc dạng Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, người ta chia nhiệm kỳ của Hội đồng trường thành hai loại. Đối với những người là thầy, cô giảng viên, giáo sư, phó giáo sư nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng đối với sinh viên cũng cơ cấu một đến hai vị nhưng nhiệm kỳ có một đến hai năm. Tách thành hai loại, đối với giáo viên nhiệm kỳ 5 năm, còn sinh viên nhiệm kỳ 2 năm, sau đó thay đổi sinh viên khác...  

Về chức danh Chủ tịch Hội đồng trường, theo đại biểu Dương Minh Tuấn, chức danh này theo dự thảo luật ghi "chủ tịch hội đồng trường có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học". cho rằng như vậy là khá tốt, tuy nhiên, theo đại biểu, một số nước thận trọng hơn, ví dụ Trung Quốc, Hội đồng trường phải có kinh nghiệm giảng dạy 5 năm, mình là kinh nghiệm quản lý. Vì vậy đại biểu Dương Minh Tuấn Tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét thêm vấn đề này, nếu được cho thêm vào điều kiện của chủ tịch hội đồng trường.

Về vấn đề tự chủ, đại biểu Dương Minh Tuấn cho biết, ông thấy có một điểm xin tham gia, đó là tự chủ trước đây đã thí điểm, năm 2012 đã có luật, nhưng từ lý luận đến thực tiễn dường như chưa gặp nhau. Mong muốn luật này tự chủ thật sự. Theo luật có 3 tự chủ: Tự chủ học thuật, tự chủ tài chính và tự chủ nhân sự.

Đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng, trường cần nhất là tự chủ tài chính. Thời gian qua, mình cho tự chủ nhưng khống chế trần học phí, chính vì vậy một số trường rất khó tự chủ. Do vậy, đại biểu Dương Minh Tuấn đề nghị 3 mặt tự chủ trong đó tự chủ học thuật là mục tiêu phát triển, tự chủ tài chính là động lực phát triển, tự chủ nhân sự là nền tảng phát triển của nhà trường.

“Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi mà nhà nước có đầu tư rồi rút ra dần dần, giống như bầu sữa mẹ, tùy theo thể trạng của từng đứa con mà cho cai sữa, từ từ rút ra một phần hoặc coi thể trạng để tiếp tục đầu tư. Nhưng vừa rồi chúng ta thí điểm cho một số trường được tự chủ về tài chính rồi trường đó nâng học phí dịch vụ lên, nhiều cử tri than phiền giá học phí quá cao” - đại biểu Dương Minh Tuấn nói.

Bên cạnh đó, câu chuyện mình bàn ở đây là do trước đây mình sợ giá cao quá nên khống chế mức trần, bây giờ mình bung cho lên. Chính vì vậy, đại biểu Dương Minh Tuấn đề nghị cần có lộ trình tự chủ. Nếu nay mai bung rồi giá nâng cao lên. Thực tế giá học phí của Việt Nam so với các trường quốc tế là rẻ, ví dụ so với trường RMIT ở Việt Nam thấy chênh lệch rất nhiều.

Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Minh Tuấn, nước mình chưa giàu nên một số sinh viên muốn vào trường top đầu thì sau này họ tự chủ giá sẽ rất cao nên cử tri cần một điểm là học sinh, sinh viên nghèo có thể vào những trường này không?

Dự thảo luật có tiên liệu một điều là trích một phần để đưa vào Quỹ hỗ trợ sinh viên, đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng như vậy chưa đủ mà phải có điều khoản nào đó thiết chế gắn vào để ràng buộc các trường đại học phải trích tỷ lệ bao nhiêu phần trăm làm học bổng.

Ngoài ra, theo đại biểu, ở nước ngoài những trường top như trường Taylo, trường Mellbern hay trường Mornat thấy giá học phí rất cao nhưng họ có học bổng cho những sinh viên học giỏi thỏa mãn điều kiện đặt ra sẽ được học bổng. “Tôi đề nghị Quốc hội cần ghi điều này trong luật để nghị định hướng dẫn để các học sinh nghèo có thể vào học tại các trường top đầu, từ đó nhân tài được phát triển hơn” – đại biểu Dương Minh Tuấn kiến nghị.