Cục Quản lý TNN giữ vai trò "nhạc trưởng" trong triển khai kế hoạch năm 2019 và kế hoạch trung hạn đối với lĩnh vực tài nguyên nước
Ngành TN&MT - Ngày đăng : 12:15, 15/06/2018
(TN&MT) - Sáng ngày 14/6, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp báo cáo kế hoạch năm 2019 và kế...
(TN&MT) - Sáng ngày 14/6, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp báo cáo kế hoạch năm 2019 và kế hoạch trung hạn đối với lĩnh vực tài nguên nước.
Tham dự buổi họp có Lãnh đạo các đơn vị: Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Viện Khoa học tài nguyên nước; các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Khoa học và Công nghệ.
Báo cáo cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của Cục năm 2019 là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật tài nguyên nước; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng pháp luật về tài nguyên nước, đẩy mạnh công tác cấp phép tài nguyên nước.
Báo cáo cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của Cục năm 2019 là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật tài nguyên nước; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng pháp luật về tài nguyên nước, đẩy mạnh công tác cấp phép tài nguyên nước.
Bên cạnh đó, Cục đang triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên tại những vùng bị ảnh hưởng.
Đồng thời, tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; thành lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; xây dựng chỉ tiêu thống kê tài nguyên nước; rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông.
“Việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Cục, bao gồm cả các đơn vị quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp; hoàn chỉnh bộ máy biên chế, đẩy mạnh hoạt động 03 Chi cục Quản lý tài nguyên nước; tăng cường năng lực của Cục, Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục về biên chế, tổ chức, cơ sở vật chất và trang thiết bị;… cũng được Cục tích cực triển khai thực hiện” - Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy cho biết.
Báo cáo tại cuộc họp về kế hoạch năm 2019, Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh cũng cho biết, cho Trung tâm đang thực hiện một số nhiệm vụ của Chính phủ bao gồm: Điều tra tìm kiếm nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng cao, vùng khan hiếm nước; Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam và Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất. Đối với nhiệm vụ mở mới, Dự án điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; thành lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; xây dựng chỉ tiêu thống kê tài nguyên nước; rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông.
“Việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Cục, bao gồm cả các đơn vị quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp; hoàn chỉnh bộ máy biên chế, đẩy mạnh hoạt động 03 Chi cục Quản lý tài nguyên nước; tăng cường năng lực của Cục, Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục về biên chế, tổ chức, cơ sở vật chất và trang thiết bị;… cũng được Cục tích cực triển khai thực hiện” - Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy cho biết.
Báo cáo tại cuộc họp về kế hoạch năm 2019, Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh cũng cho biết, cho Trung tâm đang thực hiện một số nhiệm vụ của Chính phủ bao gồm: Điều tra tìm kiếm nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng cao, vùng khan hiếm nước; Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam và Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất. Đối với nhiệm vụ mở mới, Dự án điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Về đề án, dự án chuyên môn hàng năm có 07 dự án chuyển tiếp; Về nhiệm vụ quy hoạch chuyển tiếp “Dự án Quy hoạch Tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình”, dự án mở mới “Dự án Lập quy hoạch Tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long”. Nhiệm vụ đối ứng dự án ODA “Dự án Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”.
“Cùng với đó, các nhiệm vụ thường xuyên, hiện Trung tâm đang quản lý và thực hiện công tác quan trắc thường xuyên tài nguyên nước tại 5 vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ với 769 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 7 trạm quan trắc nước mặt thuộc mạng quan trắc quốc gia tài nguyên nước. Kết quả quan trắc được xử lý, tổng hợp, đưa ra các bản tin cảnh báo dự báo tài nguyên nước, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế” - Ông Tống Ngọc Thanh cho biết.
Theo như báo cáo của Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, năm 2019, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tiếp tục chuẩn bị và triển khai thực hiện nghiên cứu tác động chi tiết của các phương án phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và xây dựng các biện pháp ứng phó và chủ động đề xuất chủ trương, đối sách của Việt Nam theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ.
“Cùng với đó, các nhiệm vụ thường xuyên, hiện Trung tâm đang quản lý và thực hiện công tác quan trắc thường xuyên tài nguyên nước tại 5 vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ với 769 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 7 trạm quan trắc nước mặt thuộc mạng quan trắc quốc gia tài nguyên nước. Kết quả quan trắc được xử lý, tổng hợp, đưa ra các bản tin cảnh báo dự báo tài nguyên nước, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế” - Ông Tống Ngọc Thanh cho biết.
Theo như báo cáo của Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, năm 2019, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tiếp tục chuẩn bị và triển khai thực hiện nghiên cứu tác động chi tiết của các phương án phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và xây dựng các biện pháp ứng phó và chủ động đề xuất chủ trương, đối sách của Việt Nam theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ.
Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Văn phòng Thường trực Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam cũng chia sẻ, nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch trung hạn đó là tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành “Đề án tổng thể về ảnh hưởng của phát triển thủy điện dòng chính sông Mê Công làm cơ sở xác định chủ trương đối sách của Việt Nam”, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả của Đề án.
Tại cuộc họp, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Khoa học tài nguyên nước Dương Hồng Sơn cho biết, năm 2018 là năm đơn vị mới thành lập, Viện triển khai các công tác xây dựng nền tảng ban đầu của đơn vị, chưa đủ thời gian và nguồn lực để tập trung vào công tác chuyên môn nên cơ cấu, khối lượng nguồn kinh phí, nhiệm vụ đề xuất còn hạn chế. Việc hoàn thành kế hoạch năm 2018 là tiền đề có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở để đề xuất kế hoạch 2019 và kế hoạch 3 năm 2019 -2021.
Cụ thể, Viện đang trình Bộ chủ trương đầu tư dự án “Tăng cường nghiên cứu năng lực khoa học của Viện Khoa học tài nguyên nước”. Cùng với đó, Viện đang trình Bộ phê duyệt dự án “Xây dựng giải pháp tổng thể phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long”; và thực hiện một số đề tài khoa học và công nghệ khác.
Cụ thể, Viện đang trình Bộ chủ trương đầu tư dự án “Tăng cường nghiên cứu năng lực khoa học của Viện Khoa học tài nguyên nước”. Cùng với đó, Viện đang trình Bộ phê duyệt dự án “Xây dựng giải pháp tổng thể phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long”; và thực hiện một số đề tài khoa học và công nghệ khác.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị các đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao đảm bảo các yêu cầu về tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Tại cuộc họp, Thứ trưởng cũng giao Cục Quản lý tài nguyên nước đảm nhiệm vai trò “nhạc trưởng” trong xây dựng và triển khai kế hoạch năm 2019 và kế hoạch trung hạn 2019 -2021 đối với lĩnh vực tài nguyên nước của ngành tài nguyên và môi trường.