Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6: Thay đổi thói quen dùng nilon và chất thải nhựa
Ngành TN&MT - Ngày đăng : 09:17, 02/06/2018
(TN&MT) - Ngày 5/6 tại TP.Bình Định sẽ diễn ra Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” và một số hoạt động cấp quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế...
(TN&MT) - Ngày 5/6 tại TP.Bình Định sẽ diễn ra Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” và một số hoạt động cấp quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.“Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” được lựa chọn là chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay. Nhựa và nilon đang trở thành vấn nạn đối với môi trường cả vùng đô thị và nông thôn. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức cần giải quyết để giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải nhựa và nilon.
Nhân Ngày Môi trường thế giới, Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đặng Trung Thành - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định xung quanh các vấn đề này cũng như định hướng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Nhân Ngày Môi trường thế giới, Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đặng Trung Thành - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định xung quanh các vấn đề này cũng như định hướng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Phóng viên (PV): Xin Ông cho biết các thách thức mà Bình Định đang gặp phải trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn nói chung và ô nhiễm từ rác thải nhựa và nilon nói riêng?
Ông Đặng Trung Thành: Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều quan tâm trong công tác quản lý chất thải rắn. Lượng rác được thu gom, xử lý ngày càng tăng, tỉnh đã có 5 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì lượng rác thải ngày càng nhiều về số lượng lẫn chủng loại, đặc biệt là tỷ lệ rác thải nhựa ngày càng nhiều, trong khi đây là rác khó phân hủy, hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý. Để đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác đúng quy định thì cần một nguồn lực lớn, trong khi khả năng ngân sách của địa phương còn hạn chế (4/5 bãi chôn lấp đã xây là từ nguồn vốn vay ODA), do đó còn nhiều huyện, thị chưa có bãi chôn lấp chất thản rắn sinh hoạt (CTRSH) hợp vệ sinh. Tỷ lệ thu gom CTRSH trên toàn địa bàn tỉnh đạt thấp (54%), đặc biệt ở khu vực nông thôn đạt thấp hơn 20%; chưa quy hoạch đồng bộ mạng lưới thu gom CTRSH đến cấp xã trên toàn địa bàn tỉnh; Nhận thức và ý thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường, cụ thể là việc tham gia đóng phí thu gom rác thải còn hạn chế, nên các xã khó duy trì các tổ, đội thu gom rác. Thói quen sử dụng túi nilong, đồ nhựa dùng một lần ngày càng lan rộng từ đô thị đến nông thôn do đặc tính rẻ tiền, thuận tiện.
PV: Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai những biện pháp gì để hạn chế chất thải nhựa và nilon thưa ông?
Ông Đặng Trung Thành: Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh, tái chế chất thải, sáng tạo xanh, biên soạn các sổ tay, tờ rơi, làm phóng sự tuyên truyền, tập huấn, tuyên truyền trực quan,…trong đó chủ yếu là các nội dung liên quan đến giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là hạn chế đồ dùng một lần, nhằm giảm chất thải nhựa và nilon đến các tổ chức kinh tế, chính chị, xã hội, cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng, triển khai, hỗ trợ các mô hình phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu lượng túi nilong đưa về các bãi chôn lấp (tại phường Thị Nại, phường Nhơn Phú, xã Bình Thuận,…). Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với một số Hội trong tuyên truyền bảo vệ môi trường, đặc biệt là phối hợp Hội Phụ nữ tỉnh triển khai mô hình Phụ nữ không sử dụng túi nilon tại huyện Phù Cát.
Ngoài ra, một giải pháp nhằm giảm lượng rác thải nhựa là khuyến khích việc tái chế. Sở TNMT luôn chú trọng kiểm tra, hướng dẫn việc xử lý chất thải tại các cơ sở tái chế nhựa, tạo điều kiện để đơn vị hoạt động đúng quy định.
PV: Thực tế trong nhiều năm qua, khó khăn trong hạn chế sử dụng sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là túi nilon là ngoài việc thu gom, xử lý tốn kém, tốn thời gian còn là thói quen khó bỏ của người tiêu dùng. Vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới được Sở TN&MT và các địa phương trong tỉnh mong muốn truyền đến thông điệp gì, thưa ông?
Ông Đặng Trung Thành: Chúng tôi kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen hàng ngày trong việc giảm sử dụng túi nilon, đồ dùng một lần để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính chúng ta.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đặng Trung Thành: Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều quan tâm trong công tác quản lý chất thải rắn. Lượng rác được thu gom, xử lý ngày càng tăng, tỉnh đã có 5 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì lượng rác thải ngày càng nhiều về số lượng lẫn chủng loại, đặc biệt là tỷ lệ rác thải nhựa ngày càng nhiều, trong khi đây là rác khó phân hủy, hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý. Để đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác đúng quy định thì cần một nguồn lực lớn, trong khi khả năng ngân sách của địa phương còn hạn chế (4/5 bãi chôn lấp đã xây là từ nguồn vốn vay ODA), do đó còn nhiều huyện, thị chưa có bãi chôn lấp chất thản rắn sinh hoạt (CTRSH) hợp vệ sinh. Tỷ lệ thu gom CTRSH trên toàn địa bàn tỉnh đạt thấp (54%), đặc biệt ở khu vực nông thôn đạt thấp hơn 20%; chưa quy hoạch đồng bộ mạng lưới thu gom CTRSH đến cấp xã trên toàn địa bàn tỉnh; Nhận thức và ý thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường, cụ thể là việc tham gia đóng phí thu gom rác thải còn hạn chế, nên các xã khó duy trì các tổ, đội thu gom rác. Thói quen sử dụng túi nilong, đồ nhựa dùng một lần ngày càng lan rộng từ đô thị đến nông thôn do đặc tính rẻ tiền, thuận tiện.
PV: Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai những biện pháp gì để hạn chế chất thải nhựa và nilon thưa ông?
Ông Đặng Trung Thành: Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh, tái chế chất thải, sáng tạo xanh, biên soạn các sổ tay, tờ rơi, làm phóng sự tuyên truyền, tập huấn, tuyên truyền trực quan,…trong đó chủ yếu là các nội dung liên quan đến giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là hạn chế đồ dùng một lần, nhằm giảm chất thải nhựa và nilon đến các tổ chức kinh tế, chính chị, xã hội, cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng, triển khai, hỗ trợ các mô hình phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu lượng túi nilong đưa về các bãi chôn lấp (tại phường Thị Nại, phường Nhơn Phú, xã Bình Thuận,…). Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với một số Hội trong tuyên truyền bảo vệ môi trường, đặc biệt là phối hợp Hội Phụ nữ tỉnh triển khai mô hình Phụ nữ không sử dụng túi nilon tại huyện Phù Cát.
Ngoài ra, một giải pháp nhằm giảm lượng rác thải nhựa là khuyến khích việc tái chế. Sở TNMT luôn chú trọng kiểm tra, hướng dẫn việc xử lý chất thải tại các cơ sở tái chế nhựa, tạo điều kiện để đơn vị hoạt động đúng quy định.
PV: Thực tế trong nhiều năm qua, khó khăn trong hạn chế sử dụng sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là túi nilon là ngoài việc thu gom, xử lý tốn kém, tốn thời gian còn là thói quen khó bỏ của người tiêu dùng. Vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới được Sở TN&MT và các địa phương trong tỉnh mong muốn truyền đến thông điệp gì, thưa ông?
Ông Đặng Trung Thành: Chúng tôi kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen hàng ngày trong việc giảm sử dụng túi nilon, đồ dùng một lần để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính chúng ta.
Xin cảm ơn ông!