Cục Viễn thám Quốc gia: Đẩy mạnh quản lý Nhà nước và phát triển viễn thám
Ngành TN&MT - Ngày đăng : 03:05, 16/02/2018
(TN&MT) - Quản lý Nhà nước về viễn thám là lĩnh vực mới của Bộ TN&MT. Cục Viễn thám quốc gia có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về viễn...
(TN&MT) - Quản lý Nhà nước về viễn thám là lĩnh vực mới của Bộ TN&MT. Cục Viễn thám quốc gia có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về viễn thám; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về viễn thám theo quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, năm 2017, cùng với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật, Cục cũng đã triển khai các dự án phát triển về viễn thám.
Theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, lần đầu tiên lĩnh vực viễn thám đã trở thành 1 trong 9 lĩnh vực quản lý Nhà nước được ghi nhận trong chức năng của Bộ TN&MT, đồng thời, nhóm nhiệm vụ về viễn thám được xác định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để công tác quản lý Nhà nước về viễn thám được triển khai trên thực tế. Xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống VBQPPL
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia cho biết: Trong năm 2017, Cục Viễn thám quốc gia đã tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến nhiệm vụ quản lý Nhà nước về viễn thám. Hệ thống VBQPPL được rà soát và sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới và đẩy nhanh quá trình xây dựng, các văn bản về quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế đã xây dựng hoặc đưa vào chương trình xây dựng. Công tác điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin ban đầu được triển khai phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thám, xây dựng Nghị định về hoạt động viễn thám của Chính phủ và tiến tới xây dựng Luật Viễn thám.
Các chương trình xây dựng VBQPPL, các nhiệm vụ phục vụ quản lý Nhà nước, các đề án, dự án nhiệm vụ chuyên môn được giao về cơ bản hoàn thành đúng thời gian, tiến độ, bảo đảm mục tiêu đề ra. Các nhiệm vụ chuyên môn tập trung vào công tác điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ này đã góp phần tích cực cho công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ và của Chính phủ.
Năm qua, Cục đã xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành 3 Thông tư; Chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động viễn thám, hiện đang chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các chuyên gia cho nội dung của Nghị định; xây dựng “Thông tư Quy định quy trình thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và bản đồ hàm lượng diệp lục bề mặt nước biển tỷ lệ 1:500.000 và nhỏ hơn bằng dữ liệu viễn thám quang học độ phân giải thấp”.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thám cũng được quan tâm chú trọng thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hiện các đề án, dự án chuyên môn, Cục cũng đã hướng dẫn một số địa phương và đơn vị có liên quan về quy định kỹ thuật và các quy định khác trong quản lý hoạt động viễn thám, trả lời doanh nghiệp trong thủ tục đầu tư cấp phép hoạt động viễn thám ở Việt Nam.Đẩy mạnh các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thám
Một số nhiệm vụ đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng viễn thám đã được Chính phủ và Bộ TN&MT phê duyệt thực hiện trong năm 2018 tạo điều kiện và động lực cho đẩy mạnh ứng dụng viễn thám trong giám sát tài nguyên bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Một trong số đó là Dự án “Xây dựng trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh” thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ. Đây là dự án đa phương thực hiện tại Việt Nam, trong đó Ấn Độ sẽ chi trả toàn bộ kinh phí của phần xây lắp và cung cấp các thiết bị lắp đặt, đồng thời, vận hành trạm thu ảnh viễn thám và cung cấp miễn phí dữ liệu từ các thế hệ vệ tinh viễn thám Ấn Độ là Resourcesat và Oceansat tại trạm thu trong 5 năm, Dự án cũng sẽ có nội dung về đào tạo cho các nước ASEAN về công nghệ vũ trụ thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học) và ngắn hạn. Đối với Việt Nam, việc thiết lập mới một trạm dò tìm, thu nhận dữ liệu và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trước tiên, đây là bước đi rất phù hợp với “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 cũng như chủ trương dài hạn phát triển ứng dụng lĩnh vực viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường.
Bên cạnh nguồn dữ liệu thu được từ trạm thu ảnh viễn thám do Cục Viễn thám quốc gia đang vận hành (từ vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat-1 của Việt Nam), việc sử dụng kết hợp các loại ảnh viễn thám Ấn Độ với các dữ liệu ảnh viễn thám hiện có trong cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia cũng sẽ tăng cường hiệu quả của nhiều ứng dụng, cho phép theo dõi, giám sát các đối tượng trên bề mặt ở nhiều mức độ khác nhau về cả không gian và thời gian, từ khái quát đến chi tiết. Sau thời gian vận hành của dự án, Việt Nam và Ấn Độ có thể tiếp tục hợp tác, phối hợp nâng cấp Trạm này để có thể thu nhận và xử lý được những dữ liệu ảnh viễn thám từ các vệ tinh khác của Ấn Độ để có thể chia sẽ nguồn dữ liệu cho các nước ASEAN. Dự án này sẽ đào tạo cho Việt Nam một số lượng lớn cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công nghệ vũ trụ và viễn thám để bổ sung vào đội ngũ cán bộ hiện có. Ngày 24/1, tại Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và lãnh đạo một số Bộ, ngành đã tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ chứng kiến Văn kiện hợp tác “Thỏa thuận về Xây dựng trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm Xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh”.
Bên cạnh dự án hợp tác ASEAN - Ấn Độ, Cục cũng đang triển khai một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khác trong đó có Dự án “Tăng cường năng lực giám sát tài nguyên môi trường cho Cục Viễn thám quốc gia tại số 79 Văn Tiến Dũng”. Đây là dự án với mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về viễn thám đáp ứng các nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia của các Bộ, ngành và địa phương; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo và nâng cao điều kiền làm việc của công chức, viên chức, người lao động. Dự án được đầu tư trên diện tích 7ha của trạm thu ảnh viễn thám trực thuộc Cục Viễn thám quốc gia tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Dự án gồm các hạng mục chính là nâng cấp, cải tạo hạ tầng hiện có, xây dựng, lắp đặt thiết bị tại tòa nhà công nghệ cao và xây dựng một trạm thu ảnh vệ tinh mới. Dự kiến các hạng mục sẽ được thi công và đi vào vận hành theo tiến độ và tổng thể dự án hoàn thành vào năm 2022.
Việc xây dựng và đưa vào vận hành Dự án “Tăng cường năng lực giám sát tài nguyên môi trường cho Cục Viễn thám quốc gia tại số 79 Văn Tiến Dũng” sẽ tạo ra động lực để đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ cho lĩnh vực TN&MT nói chung và viễn thám nói riêng, cho phép đón đầu công nghệ trong điều kiện đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Dự án góp phần thực hiện có hiệu quả “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” đưa các kết quả của Chiến lược này vào thực tế đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Với hệ thống trang thiết bị được đầu tư, các sản phẩm thứ cấp tạo ra từ dữ liệu viễn thám sẽ tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ với độ chính xác cao, cung cấp kịp thời sản phẩm cho các cơ quan sử dụng ở Việt Nam.
Dự án hiện đã được phê duyệt, cấp kinh phí và bắt đầu triển khai các hạng mục xây dựng từ năm 2018.
Hy vọng, với việc đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phát triển về viễn thám, tới đây, công tác quản lý Nhà nước về viễn thám sẽ được nâng lên góp phần vào việc quản lý tốt công tác giám sát TN&MT thông qua việc sử dụng dữ liệu viễn thám.
Theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, lần đầu tiên lĩnh vực viễn thám đã trở thành 1 trong 9 lĩnh vực quản lý Nhà nước được ghi nhận trong chức năng của Bộ TN&MT, đồng thời, nhóm nhiệm vụ về viễn thám được xác định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để công tác quản lý Nhà nước về viễn thám được triển khai trên thực tế. Xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống VBQPPL
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia cho biết: Trong năm 2017, Cục Viễn thám quốc gia đã tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến nhiệm vụ quản lý Nhà nước về viễn thám. Hệ thống VBQPPL được rà soát và sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới và đẩy nhanh quá trình xây dựng, các văn bản về quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế đã xây dựng hoặc đưa vào chương trình xây dựng. Công tác điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin ban đầu được triển khai phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thám, xây dựng Nghị định về hoạt động viễn thám của Chính phủ và tiến tới xây dựng Luật Viễn thám.
Các chương trình xây dựng VBQPPL, các nhiệm vụ phục vụ quản lý Nhà nước, các đề án, dự án nhiệm vụ chuyên môn được giao về cơ bản hoàn thành đúng thời gian, tiến độ, bảo đảm mục tiêu đề ra. Các nhiệm vụ chuyên môn tập trung vào công tác điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ này đã góp phần tích cực cho công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ và của Chính phủ.
Năm qua, Cục đã xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành 3 Thông tư; Chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động viễn thám, hiện đang chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các chuyên gia cho nội dung của Nghị định; xây dựng “Thông tư Quy định quy trình thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và bản đồ hàm lượng diệp lục bề mặt nước biển tỷ lệ 1:500.000 và nhỏ hơn bằng dữ liệu viễn thám quang học độ phân giải thấp”.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thám cũng được quan tâm chú trọng thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hiện các đề án, dự án chuyên môn, Cục cũng đã hướng dẫn một số địa phương và đơn vị có liên quan về quy định kỹ thuật và các quy định khác trong quản lý hoạt động viễn thám, trả lời doanh nghiệp trong thủ tục đầu tư cấp phép hoạt động viễn thám ở Việt Nam.Đẩy mạnh các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thám
Một số nhiệm vụ đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng viễn thám đã được Chính phủ và Bộ TN&MT phê duyệt thực hiện trong năm 2018 tạo điều kiện và động lực cho đẩy mạnh ứng dụng viễn thám trong giám sát tài nguyên bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Một trong số đó là Dự án “Xây dựng trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh” thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ. Đây là dự án đa phương thực hiện tại Việt Nam, trong đó Ấn Độ sẽ chi trả toàn bộ kinh phí của phần xây lắp và cung cấp các thiết bị lắp đặt, đồng thời, vận hành trạm thu ảnh viễn thám và cung cấp miễn phí dữ liệu từ các thế hệ vệ tinh viễn thám Ấn Độ là Resourcesat và Oceansat tại trạm thu trong 5 năm, Dự án cũng sẽ có nội dung về đào tạo cho các nước ASEAN về công nghệ vũ trụ thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học) và ngắn hạn. Đối với Việt Nam, việc thiết lập mới một trạm dò tìm, thu nhận dữ liệu và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trước tiên, đây là bước đi rất phù hợp với “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 cũng như chủ trương dài hạn phát triển ứng dụng lĩnh vực viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường.
Bên cạnh nguồn dữ liệu thu được từ trạm thu ảnh viễn thám do Cục Viễn thám quốc gia đang vận hành (từ vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat-1 của Việt Nam), việc sử dụng kết hợp các loại ảnh viễn thám Ấn Độ với các dữ liệu ảnh viễn thám hiện có trong cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia cũng sẽ tăng cường hiệu quả của nhiều ứng dụng, cho phép theo dõi, giám sát các đối tượng trên bề mặt ở nhiều mức độ khác nhau về cả không gian và thời gian, từ khái quát đến chi tiết. Sau thời gian vận hành của dự án, Việt Nam và Ấn Độ có thể tiếp tục hợp tác, phối hợp nâng cấp Trạm này để có thể thu nhận và xử lý được những dữ liệu ảnh viễn thám từ các vệ tinh khác của Ấn Độ để có thể chia sẽ nguồn dữ liệu cho các nước ASEAN. Dự án này sẽ đào tạo cho Việt Nam một số lượng lớn cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công nghệ vũ trụ và viễn thám để bổ sung vào đội ngũ cán bộ hiện có. Ngày 24/1, tại Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và lãnh đạo một số Bộ, ngành đã tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ chứng kiến Văn kiện hợp tác “Thỏa thuận về Xây dựng trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm Xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh”.
Bên cạnh dự án hợp tác ASEAN - Ấn Độ, Cục cũng đang triển khai một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khác trong đó có Dự án “Tăng cường năng lực giám sát tài nguyên môi trường cho Cục Viễn thám quốc gia tại số 79 Văn Tiến Dũng”. Đây là dự án với mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về viễn thám đáp ứng các nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia của các Bộ, ngành và địa phương; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo và nâng cao điều kiền làm việc của công chức, viên chức, người lao động. Dự án được đầu tư trên diện tích 7ha của trạm thu ảnh viễn thám trực thuộc Cục Viễn thám quốc gia tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Dự án gồm các hạng mục chính là nâng cấp, cải tạo hạ tầng hiện có, xây dựng, lắp đặt thiết bị tại tòa nhà công nghệ cao và xây dựng một trạm thu ảnh vệ tinh mới. Dự kiến các hạng mục sẽ được thi công và đi vào vận hành theo tiến độ và tổng thể dự án hoàn thành vào năm 2022.
Việc xây dựng và đưa vào vận hành Dự án “Tăng cường năng lực giám sát tài nguyên môi trường cho Cục Viễn thám quốc gia tại số 79 Văn Tiến Dũng” sẽ tạo ra động lực để đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ cho lĩnh vực TN&MT nói chung và viễn thám nói riêng, cho phép đón đầu công nghệ trong điều kiện đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Dự án góp phần thực hiện có hiệu quả “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” đưa các kết quả của Chiến lược này vào thực tế đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Với hệ thống trang thiết bị được đầu tư, các sản phẩm thứ cấp tạo ra từ dữ liệu viễn thám sẽ tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ với độ chính xác cao, cung cấp kịp thời sản phẩm cho các cơ quan sử dụng ở Việt Nam.
Dự án hiện đã được phê duyệt, cấp kinh phí và bắt đầu triển khai các hạng mục xây dựng từ năm 2018.
Hy vọng, với việc đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phát triển về viễn thám, tới đây, công tác quản lý Nhà nước về viễn thám sẽ được nâng lên góp phần vào việc quản lý tốt công tác giám sát TN&MT thông qua việc sử dụng dữ liệu viễn thám.