Bộ TN&MT và Hội Nông dân Việt Nam gắn bó với nhau “như cá với nước, như đất với cây”
Ngành TN&MT - Ngày đăng : 13:55, 22/12/2017
(TN&MT) - “Sự phối hợp của Bộ TN&MT với Hội Nông dân Việt Nam các cấp là mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau như cá với nước, như đất với cây đặc biệt là...
(TN&MT) - “Sự phối hợp của Bộ TN&MT với Hội Nông dân Việt Nam các cấp là mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau như cá với nước, như đất với cây đặc biệt là trong các lĩnh vực Đất đai, Môi trường và Biến đổi khí hậu” - Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã phát biểu như vậy tại Hội nghị Tổng kết Nghị quyết liên tịch số 02 giữa Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Bộ TN&MT giai đoạn 2011- 2017” và Ký Chương trình phối hợp giai đoạn 2018 - 2023 diễn ra sáng 22/12 tại Hà Nội.
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Trung ương Hội NDVN và Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Nghị quyết liên tịch số 02 giữa Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Bộ TN&MT giai đoạn 2011- 2017” và Ký Chương trình phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.
Tham dự Hội nghị về phía Bộ TN&MT có Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cùng lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ. Về phía Trung ương Hội NDVN có Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Lại Xuân Môn, các Phó Chủ tịch Trung ương Hội, lãnh đạo các Ban của Hội NDVN cùng lãnh đạo một số Sở TN&MT, một số Hội NDVN các tỉnh thành.
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Trung ương Hội NDVN và Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Nghị quyết liên tịch số 02 giữa Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Bộ TN&MT giai đoạn 2011- 2017” và Ký Chương trình phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.
Tham dự Hội nghị về phía Bộ TN&MT có Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cùng lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ. Về phía Trung ương Hội NDVN có Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Lại Xuân Môn, các Phó Chủ tịch Trung ương Hội, lãnh đạo các Ban của Hội NDVN cùng lãnh đạo một số Sở TN&MT, một số Hội NDVN các tỉnh thành.
Tổ chức các kênh thông tin giữa Bộ TN&MT với Hội NDVN các cấp
Phát biểu tại Lễ ký kết, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu trong công tác phối với giữa ngành TN&MT với Hội NDVN các cấp trong chặng đường suốt 7 năm vừa qua. Bộ trưởng khẳng định sự phối hợp của Bộ TN&MT với Hội NDVN các cấp là mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau như cá với nước, như đất với cây đặc biệt là trong các lĩnh vực Đất đai, Môi trường và Biến đổi khí hậu.
Theo Bộ trưởng, hoạt động phối hợp đã được chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, không chỉ tác động đến nhận thức mà còn từng bước làm thay đổi. Chúng ta đã và đang từng bước từng bước tạo thói quen sống thân thiện với môi trường của các hội viên Hội Nông dân cũng như toàn thể nhân dân và cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường thông qua việc phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên tại các địa phương; xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền với nhiều chủ đề thiết thực trong cuộc sống bà con nông dân như: “Đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng”, “Nói không với túi nilon”, “Chương trình ngày thứ bảy nghĩ xanh, mua sạch”…
Theo Bộ trưởng, hoạt động phối hợp đã được chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, không chỉ tác động đến nhận thức mà còn từng bước làm thay đổi. Chúng ta đã và đang từng bước từng bước tạo thói quen sống thân thiện với môi trường của các hội viên Hội Nông dân cũng như toàn thể nhân dân và cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường thông qua việc phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên tại các địa phương; xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền với nhiều chủ đề thiết thực trong cuộc sống bà con nông dân như: “Đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng”, “Nói không với túi nilon”, “Chương trình ngày thứ bảy nghĩ xanh, mua sạch”…
Các cấp Hội Nông dân cũng đã tích cực tham gia đoàn giám sát, phản biện thực hiện chính sách phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường; xây dựng được nhiều mô hình bảo vệ môi trường nông thôn như “Mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải nông thôn”, “Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường”, “Mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường biển và hải đảo”,…
“Những hoạt động thiết thực đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nhận thức chung của cộng đồng về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho hiện tại cũng như trong tương lai. Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cống hiến hết sức nhiệt huyết của Hội Nông dân Việt Nam trong các lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Về chương trình phối hợp toàn diện giữa Bộ TN&MT với Hội NDVN trong giai đoạn mới 2018-2023, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: rằng, trong bối cảnh hiện nay, sức ép lên môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng đang đặt ra sức ép đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ nói chung và Bộ TN&MT cũng như các cấp Hội NDVN nói riêng.
Theo Bộ trưởng, từ những thách thức như, sức sép về môi trường, sức ép trước thiên tai, thời tiết cực đoan, những tác động của biến đổi khí hậu… điều đó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới tư duy, hành động bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để tạo ra những chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, theo chương trình phối hợp giai đoạn 2018-2023 mà Bộ trưởng Bộ TN&MT và Chủ tịch Hội NDVN thay mặt hai cơ quan ký kết sẽ nâng tầm sự phối hợp thể hiện qua chất lượng, hiệu quả của công tác phối hợp cho một giai đoạn mới trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm đối với các cấp của ngành TN&MT cũng như Hội NDVN các cấp trong thời gian tới. “Tôi mong rằng, chúng ta sẽ chuyển từ hợp tác mà đây đó còn mang tình hình thức sang sự hợp tác nhận thức bằng việc phát huy, nhân rộng các mô hình thực tế và mang tính hành động cao. Đặc biệt là đối với từng vùng miền cần có những mô hình mang tính đặc trưng của vừng miền đó…” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị bên cạnh các lĩnh vực như Đất đai, Môi trường, Khoáng sản, Tài nguyên nước, Biến đổi khí hậu… cần tiếp tục xem xét để có sự phối hợp toàn diện để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong tình hình mới. Bên cạnh đó cần nâng cao công tác truyền thông để người dân có thể nâng cao nhận thức một cách đầy đủ về sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng cũng đề nghị Hội NDVN các cấp bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình nhằm giúp đỡ người nông dân hướng dần đến chuyển đổi sản xuất theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa… cũng cần nâng cao hơn nữa vai trò của người nông dân trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là vai trò giám sát, kiểm tra, phản biện đối với các cơ chế chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ TN&MT và hệ thống ngành TN&MT các cấp phối hợp với các cấp Hội NDVN tăng cường công tác phối hợp, hợp chặt chẽ hơn nữa để xây dựng kế hoạch từ chương trình hợp tác hôm nay để có những kế hoạch cụ thể gắn với nội dung, đơn vị phối hợp và kết quả, tiến độ cụ thể đồng thời tổ chức các kênh thông tin để tiếp nhận, giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn mới…
Chủ động xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKHBộ trưởng cũng đề nghị Hội NDVN các cấp bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình nhằm giúp đỡ người nông dân hướng dần đến chuyển đổi sản xuất theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa… cũng cần nâng cao hơn nữa vai trò của người nông dân trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là vai trò giám sát, kiểm tra, phản biện đối với các cơ chế chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ TN&MT và hệ thống ngành TN&MT các cấp phối hợp với các cấp Hội NDVN tăng cường công tác phối hợp, hợp chặt chẽ hơn nữa để xây dựng kế hoạch từ chương trình hợp tác hôm nay để có những kế hoạch cụ thể gắn với nội dung, đơn vị phối hợp và kết quả, tiến độ cụ thể đồng thời tổ chức các kênh thông tin để tiếp nhận, giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn mới…
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, trong những năm qua, chương trình phối hợp hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nông thôn giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn được 2 ngành quan tâm, triển khai tích cực, mang ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Thông qua sự phối hợp hoạt động của 2 cơ quan, công tác bảo vệ môi trường nông thôn Việt Nam có những tiến bộ nhất định, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: công tác thông tin cho cán bộ, hội viên, nông dân về tài nguyên, môi trường và những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn được tăng cường, qua đó nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cấp Hội, của cán bộ, hội viên nông dân trong quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nông thôn được nâng cao;
Thông qua sự phối hợp hoạt động của 2 cơ quan, công tác bảo vệ môi trường nông thôn Việt Nam có những tiến bộ nhất định, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: công tác thông tin cho cán bộ, hội viên, nông dân về tài nguyên, môi trường và những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn được tăng cường, qua đó nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cấp Hội, của cán bộ, hội viên nông dân trong quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nông thôn được nâng cao;
Sự phối hợp giữa hai cơ quan đã giúp phần lớn nông dân đã nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân, do vậy đã tích cực thực hiện sản xuất sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sống; đồng thời đã có hiểu biết cơ bản về đa dạng sinh học, về biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững; từ đó chủ động xây dựng ý thức, thay đổi các hành vi, phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
“Trong những thành tựu đạt được nói trên có sự đóng góp quan trọng của các cấp, các ngành đã hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân, nhất là sự giúp đỡ to lớn của Bộ Tài nguyên và Môi trường” - ông Lại Xuân Môn nói.
Về chương trình hợp tác trong thời gian tới, ông Lại Xuân Môn đề nghị các cấp hội phối hợp với ngành TN&MT tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết liên tịch số 02 đã đề ra trong thời gian vừa qua; đồng thời, rà soát lại và đối chiếu với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết và căn cứ vào những thách thức thực tế về môi trường đặt ra với yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng hiện nay, để từ đó tiếp tục đề ra những giải pháp mới, nhằm quyết tâm thực hiện hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Lại Xuân Môn đề nghị cán bộ Hội NDVN các cấp tiếp tục phát huy trí tuệ và trách nhiệm của mình, tập trung nghiên cứu, phân tích, bổ khuyết những kết quả, thành tựu đã đạt được và những hạn chế, yếu kém; làm rõ nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động phối hợp giữa 2 ngành để rút kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ và giải pháp cho thời gian tới sát với tình hình thực tiễn đất nước và của từng địa phương; từ đó quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết liên tịch đã đề ra.
Đẩy mạnh phối hợp giai đoạn 2018-2023
Về phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm công tác phối hợp giai đoạn 2018-2023, Bộ TN&MT và Hội NDVN thống nhất: Tiếp tục phát huy vai trò trung tâm nòng cốt cho các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành Tài nguyên và Môi trường nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho cán bộ và Hội viên nông dân các cấp trong quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, bảo tồn đa dạng sinh học, tham gia giám sát, phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường, đất đai, khoáng sản…
Thứ hai, tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, trong đó trọng tâm là tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải làng nghề, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Thứ ba, tiếp tục phối hợp tổ chức các Hội thảo, tập huấn, các sự kiện môi trường nhằm tăng cường sự tham gia của đông đảo Hội viên nông dân trong bảo vệ tài nguyên môi trường, giám phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất xanh, việc làm xanh, lối sống tiêu dùng bền vững thân thiện với môi trường trong nông thôn.
Thứ tư, tăng cường vai trò của Hội nông dân tham gia tư vấn, phản biện cơ chế chính sách luật pháp, quy hoạch, kế hoạch quốc gia và liên vùng về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, giám sát tuân thủ pháp luật Việt Nam về tài nguyên môi trường, bảo vệ quyền lợi Hội viên nông dân, hướng Hội viên nông dân đi đầu trong tuân thủ pháp luật về tài nguyên môi trường.
Thứ năm, phối hợp trong tổ chức triển khai các phong trào, chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm của Hội nông dân gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển nông nghiệp nông thôn theo chuỗi giá trị sản phẩm sạch bền vững.
Thứ sáu, phối hợp trong xây dựng và nhân rộng các phong trào, mô hình “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa khu dân cư”; “Nông dân giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững” “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật”; “Mô hình cộng đồng tự quản, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học”…
Bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, Hội Nông dân các cấp đã tích cực phổ biến, giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật về bảo vệ môi trường, luật đất đai cho hội viên nông dân để người dân hiểu quyền và nghĩa vụ của mình. Các cấp Hội đã tổ chức trên 300.000 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 20.000.000 lượt hội viên, nông dân. Đồng thời tổ chức 27.762 buổi trợ giúp pháp lý cho 971.694 lượt hội viên, nông dân về lĩnh vực đất đai. Thực hiện chương trình phối hợp, các cấp Hội NDVN đã thường xuyên phát động và tuyên truyền về các chủ đề “Chương trình ngày thứ bảy nghĩ xanh, mua sạch”, “Đẹp nhà, Sạch đường, Sạch đồng ruộng”, “Nói không với túi nilon”....Vận động nông dân xây dựng “gia đình văn hóa”; tham gia xây dựng “thôn, ấp, bản, làng văn hóa, xã văn hóa”. Hàng năm có 9,5 triệu hộ nông dân đăng ký, trong đó 8,5 triệu hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới tiếp tục khẳng định vai trò chủ thể của nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà xuất bản in ấn và phát hành hàng vạn cuốn tài liệu, tờ gấp, tờ rơi...cung cấp cho cán bộ hội viên nông dân. Riêng Trung ương Hội từ năm 2011 đến nay đã in ấn và phát hành trên 40.000 cuốn sách “Hỏi đáp về môi trường”, cuốn ”Cẩm nang về môi trường”, cuốn “Giới thiệu những mô hình hay trong bảo vệ môi trường”, hàng chục vạn tờ gấp ”Hướng dẫn sử dụng nhà tiêu”, “Sử dụng nước sạch”, “Hướng dẫn thu gom, xử lý rác”, “Hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật”... |