Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam lần IV
Trong nước - Ngày đăng : 12:32, 05/12/2018
TN&MT) - Sáng 5/12, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
(TN&MT) - Sáng 5/12, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Tham dự Đại hội có đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng hơn 300 đại biểu, đại diện cho hơn 3 triệu nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam.
Tham dự Đại hội có đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng hơn 300 đại biểu, đại diện cho hơn 3 triệu nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam.
Tại Đại hội các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III - nhiệm kỳ 2013-2018; tổng kết 15 năm hoạt động của hội, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ tới.
Vận động được trên 1934 tỷ đồng giúp đỡ nạn nhân
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, nhìn lại quá trình gần 15 năm kể từ ngày thành lập, đến nay Hội đã trưởng thành rõ rệt. Tổ chức Hội đã được thành lập ở 63 tỉnh, thành phố, 615 huyện, quận, 6.551 xã, phường với số hội viên trên 400.000 người. Hội đã chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành của Trung ương tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; kịp thời phát hiện những bất cập trong thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân CĐDC, tích cực đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ, chính sách phù hợp với thực tế và điều kiện cho phép.
Hoạt động của Hội ngày càng hiệu quả: 15 năm qua, Hội đã vận động được trên 1934 tỷ đồng để thực hiện các kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân như: xây dựng các trung tâm bán trú nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân; hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, cấp học bổng; hỗ trợ tìm việc làm, tổ chức sản xuất, khám chữa bệnh, thăm tặng quà vào các dịp lễ, tết, ngày vì nạn nhân CĐDC ….
Đặc biệt Hội đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh đòi Chính phủ và các công ty hóa chất của Mỹ thực hiện công lý đối với nạn nhân. Trong nhiệm kỳ 2014 -2018, thành tựu nổi bật nhất của Hội là công tác giúp đỡ chăm sóc nạn nhân. Hội đã xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng, các cơ sở xông hơi giải độc phục hồi sức khỏe thuộc Trung ương Hội và 4 tỉnh; xây dựng 1.550 Nhà Tình nghĩa, Nhà Tình thương; trợ cấp 3.188 suất học bổng (3.188 suất); hỗ trợ vốn sản xuất, làm kinh tế, tặng các phương tiện sinh hoạt, hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhiều gia đình nạn nhân, đặc biệt các gia đình có nhiều khó khăn. Hầu hết các nạn nhân được quan tâm thăm hỏi, tặng quà, đặc biệt nhân dịp 70 năm Ngày TBLS, ngày10/8 và tết…
Đánh giá kết quả của Hội trong thời gian qua, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, Hội đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt; với tinh thần “Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, vì nạn nhân chất độc da cam”. Hội đã tích cực, chủ động triển khai toàn các mặt công tác, động viên toàn thể cán bộ, hội viên đoàn kết phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Trong niệm kỳ qua, Hội đã mở rộng, nắm chắc tình hình Hội viên, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam về các chủ trương, chính sách, chế độ đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Vị thế, uy tín của Hội ngày càng được khẳng định, nâng cao.
Giữ vững và tăng cường vai trò, uy tín, vị thế
Hội cũng đã đề ra mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ IV(2018 -2023) là tiếp tục phát huy huy truyền thống Đoàn kết - Nghĩa tình - Trách nhiệm -Vì nạn nhân chất độc da cam, xây dựng Hội vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chủ động đổi mới phù hợp với chủ trương về tổ chức hội quần chúng; phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra; giữ vững và tăng cường vai trò, uy tín, vị thế của Hội, đảm bảo Hội ổn định và phát triển.
Phấn đấu hết nhiệm kỳ có 95 % cấp huyện có đủ điều kiện theo quy định được thành lập hội, 70% cấp xã được thành lập hội hoặc chi hội; Kết nạp trên 50.000 hội viên, mỗi tỉnh, thành phát triển thêm 15% hội viên, so với số hiện có; Phấn đấu có 40% các cấp hội hoạt động tốt, 60% các cấp hội hoạt động khá, không có hội hoạt động yếu kém; Bảo đảm 100% cán bộ được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác hội; Xây mới và sửa chữa được 1.000 căn nhà; hỗ trợ học bổng 2.000 xuất; hỗ trợ vốn sản xuất 1.000 gia đình nạn nhân; cấp cho 80% nạn nhân có nhu cầu xe lăn. 100% nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ, tết…
Để đạt được những mục tiêu đề ra, theo các đại biểu tham gia Đại hội, Hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, gắn bó với nạn nhân chất độc da cam. Coi trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho cán bộ Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình, đồng cảm với nạn nhân chất độc da cam như chính người thân của mình.
Đồng quan điểm đó, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị, trong nhiệm kỳ 2018 – 2023, các cấp Hội phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác vận động các nguồn lực xã hội, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp hội. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chương trình hành động quốc gia của Chính phủ về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Kiên trì cuộc vận động, đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, bởi cuộc đấu tranh này không chỉ là giải quyết hậu quả chiến tranh mà còn góp phần ngăn ngừa chiến tranh, ngăn ngừa sử dụng vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam, về công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học gây ra và những tấm gương tiêu biểu, điển hình đã hết lòng giúp đỡ, đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Kiên trì cuộc vận động, đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, bởi cuộc đấu tranh này không chỉ là giải quyết hậu quả chiến tranh mà còn góp phần ngăn ngừa chiến tranh, ngăn ngừa sử dụng vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam, về công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học gây ra và những tấm gương tiêu biểu, điển hình đã hết lòng giúp đỡ, đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.