Tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu

Trong nước - Ngày đăng : 11:26, 31/05/2018

(TN&MT) - Trong khuôn khổ Đối thoại Quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu Chu kỳ 7, hàng loạt các cuộc họp đã diễn ra bên lề Hội nghị. Phóng viên Báo Tài nguyên...
(TN&MT) - Trong khuôn khổ Đối thoại Quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu Chu kỳ 7, hàng loạt các cuộc họp đã diễn ra bên lề Hội nghị. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.
 
Ông Claude Gascon, Giám đốc, Ban Thư ký GEF:  Kinh nghiệm của GEF-6 sẽ được khai thác trong GEF-7
 
1 Tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu

Kinh nghiệm của GEF-6 sẽ được khai thác trong GEF-7, nơi tập hợp các Chương trình đánh giá tác động và Đầu tư Khu vực được xác định cẩn thận sẽ góp phần chuyển giao các hệ thống kinh tế trọng điểm trong khi thúc đẩy tốt hơn việc phân phối các mục tiêu chính. Các khoản đầu tư được đề xuất phản ánh chặt chẽ các mục tiêu và hướng dẫn chính nhận được từ các COP có liên quan và đầu tư vào các hoạt động tốt nhất có thể được phân phối như là các mục tiêu của Khu vực trọng điểm độc lập.
 
Chiến lược GEF-7 bao gồm một số chương trình tác động đã được lựa chọn. Thông qua đó, GEF sẽ được định vị tốt hơn để giúp các nước theo đuổi các phương pháp tổng thể và tích hợp để thay đổi chuyển đổi lớn hơn trong các hệ thống kinh tế quan trọng và phù hợp với các ưu tiên phát triển quốc gia của họ.
 
Tập hợp các ưu tiên theo quốc gia tập trung giữ tiềm năng tăng cường sự hiệp lực, hội nhập và tác động của đầu tư GEF và thúc đẩy sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và tài trợ của khu vực tư nhân.
 
Đối với chiến lược ưu tiên chính cho hoạt động của GEF được lựa chọn trên tiêu chí tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu gồm: Thúc đẩy các hệ thống thực phẩm bền vững để giảm tác động đến môi trường sống tự nhiên và phát thải khí nhà kính; giải quyết các chuỗi cung ứng hàng hóa nông nghiệp chủ yếu chịu trách nhiệm cho một phần lớn nạn phá rừng nhiệt đới; mở rộng các nỗ lực để khôi phục và thu hồi đất bị suy thoái để sử dụng nhiều, do đó, làm giảm áp lực đối với môi trường sống thường trực.
 
PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh - viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường: Nhiều cơ hội hợp tác với GEF
 
2 Tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu

Các chính sách quản lý TN&MT hiện nay tập trung vào các lĩnh vực phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; thúc đẩy khảo sát, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, hiện trạng và xu hướng thay đổi của nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia; lập kế hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệu quả và bền vững; thúc đẩy phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các vật liệu và nhiên liệu mới, các chất thay thế tài nguyên truyền thống.
 
Bên cạnh đó, Việt Nam có các Cơ hội hợp tác với GEF, trong đó, có các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học: Hạch toán vốn tự nhiên; thiết lập khu bảo tồn;  Dự án về ứng phó BĐKH: Giảm thiểu và thích ứng… Các dự án về quản lý chất thải và ô nhiễm hóa chất: Quản lý chất thải rắn, POP… Dự án về nước quốc tế: Quản lý tổng hợp đới bờ; khu bảo tồn biển; quản lý chất thải nhựa biển….
 
Bà Diji Chandrasekharan Behr - Điều phối viên của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: Hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững về môi trường
 
3 Tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu

Phát biểu tại Hội thảo, bà Diji Chandrasekharan Behr, Điều phối viên của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết: Bối cảnh mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay là dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Do đặc trưng địa lý của đất nước các bạn nên biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn và nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ nguồn lực tài nguyên thiên nhiên? Và Việt Nam hiện nay đang đứng ở góc độ nào trong lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu?
 
Theo con số thống kê của một số tổ chức quốc tế, chỉ số cạnh tranh môi trường ở Việt Nam ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tăng lên trong những năm vừa qua. Đây là điều hết sức đáng mừng, cho thấy những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh chính sách để công tác bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả.
 
Ở góc độ của WB, bà Diji Chandrasekharan Behr cho biết, một số ưu tiên mà WB sẽ giúp Việt Nam trong thời gian tới là tập trung vào sự phát triển bền vững của môi trường, đồng thời tăng cường hiệu quả nguồn vốn quốc gia đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trong những ưu tiên đó, WB sẽ tính toán độ xác thực về những ưu tiên, những cam kết của Việt Nam, nhất là khi những nội dung phát triển của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) trở thành mục tiêu chiến lược. WB sẽ giúp Việt Nam tập trung 4 vấn đề là: Đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, chống sói mòn đất và chống biến đổi khí hậu. Mục tiêu của việc này là giúp Việt Nam phòng ngừa, tiến tới việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Ông Eric Sidgwick - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam: ADB sẽ giúp Việt Nam ở 7 nhóm lĩnh vực
 
4 Tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu

Cũng phát biểu tham luận tại Hội thảo, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết: “Một phần bản kế hoạch tầm nhìn của ADB đến năm 2030 sắp được phê duyệt cho thấy, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành khu vực thịnh vượng, bao trùm, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững môi trường. Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, chúng tôi cũng sẽ tập trung giúp Việt Nam thực hiện tốt những cam kết của mình đối với việc ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung giúp đỡ ở 7 nhóm lĩnh vực”.

Theo ông Eric Sidgwick, 7 nhóm lĩnh vực bao gồm: Đẩy mạnh mối quan hệ giữa năng lượng và nước (ADB sẽ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật); làm khu vực thành phố trở nên đáng sống hơn; Mở rộng quy mô các dự án nhằm ứng phó, thích nghi với biến đổi khi hậu (75% vốn hỗ trợ của ADB tới năm 2030 sẽ giành cho ứng phó với biến đổi khí hậu); Thúc đẩy dịch vụ, hàng hóa công giữa các khu vực trong châu lục với nhau đối với các lĩnh vực: Năng lượng, nước, đối phó bệnh tật …; Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân để những nhóm yếu thế trong xã hội được hưởng lợi từ những chính sách nêu trên; Tập trung hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng tái tạo. “Tất nhiên trong nhóm ưu tiên phát triển nêu trên, lĩnh vực nào cần nhấn mạnh hơn còn phụ thuộc vào mong muốn của Chính phủ Việt Nam. Dựa vào đó, chúng tôi mới có thể đưa ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp” - ông Eric Sidgwick nhấn mạnh.
 
Ông Đào Xuân Lai, Trưởng Ban BĐKHMT, UNDP Việt Nam: Phải tăng cường chính sách
 
5 Tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu

Tham gia phiên Khung chiến lược ưu tiên của GEF-7, ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban BĐKHMT, UNDP Việt Nam cho rằng, phải tăng cường chính sách, lập kế hoạch và thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ đa ngành nhằm hỗ trợ quản lý hiệu quả các vùng nước ven biển, các hệ sinh thái và ĐDSH có tầm quan trọng toàn cầu ở Việt Nam.
 
Tăng cường lập kế hoạch, chính sách, khung thể chế và pháp lý quốc gia và vùng bờ về quản lý tổng hợp vùng bờ; thiết lập cơ chế điều phối, lập kế hoạch ICM liên ngành cấp tỉnh và thí điểm sáng kiến thúc đẩy thực hiện ICM vùng; tăng cường bảo tồn chức năng của các vùng ven biển có tầm quan trọng về sinh thái hay ĐDSH.