Đường dây nóng của Bộ TN&MT là giải pháp hữu hiệu để phát hiện các vi phạm gây ô nhiễm môi trường
Trong nước - Ngày đăng : 14:18, 19/04/2018
(TN&MT) - Ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định việc Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập...
(TN&MT) - Ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định việc Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đường dây nóng được sự đánh giá cao của cộng đồng, và đây là giải pháp hữu hiệu để phát hiện các vi phạm gây ô nhiễm môi trường.Sáng 19.4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo Lao Động phối hợp cùng Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm ”Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp đồng hành trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường”.
Tại buổi buổi toạ đàm, trả lời ông Bùi Xuân Vinh – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Bình về việc hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường có đường dây nóng tiếp nhận thông tin và cơ quan tài nguyên môi trường đã có hành động gì để giám sát công tác bảo vệ môi trường? Ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định việc Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đường dây nóng được sự đánh giá cao của cộng đồng, và đây là giải pháp hữu hiệu để phát hiện các vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
Ông Đồng chia sẻ, trong vòng 5 tháng, đường dây nóng tiếp nhận 516 vụ việc phản ánh ô nhiễm môi trường từ người dân. Khi Tổng cục Môi trường nhận được phản ánh, cơ quan chức năng đã tập trung xử lý quyết liệt và thông báo cho địa phương nếu việc đó thuộc trách nhiệm địa phương. Các địa phương có sự phối hợp tốt với Tổng cục Môi trường. Phần lớn kiến nghị của người dân được giải quyết khá kịp thời.Ông Đồng cho biết thêm, trong số 516 vụ việc được phản ánh, 251 vụ việc được phản ánh gây ô nhiễm môi trường, chiếm tỷ lệ 48,64% là do các doanh nghiệp gây nên. Các địa phương tích cực xử lý, cần khẳng định đường dây nóng là cực kì hữu hiệu.
Để tăng cường sự giám sát của cộng đồng và đoàn viên công đoàn, ngày 16.4 vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường đã kí chương trình phối hợp với 7 nội dung cụ thể để tăng cường vai trò của các thành viên công đoàn trong giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp địa phương.
"Chúng tôi tin tưởng Công đoàn với mạng lưới sâu rộng tại các xí nghiệp, địa phương chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng, chỉ người lao động mới biết mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường ra sao. Các chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra sẽ có chương trình. Nhưng nếu chỉ nhà nước làm thì không thể nào làm hết được.
Tôi tin rằng sự kiện kí kết giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ giúp chúng ta trong thời gian tới làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường." - Ông Nguyễn Thế Đồng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan, dự kiến năm sau sẽ trình xin phép sửa Luật Bảo vệ môi trường để làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức trong xã hội theo hướng tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng, tổ chức xã hội.
Đối với ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, ông Nguyễn Thế Đồng chia sẻ: "Hiện nay vẫn còn tư tưởng những gì thiên nhiên ban tặng là trời cho, nước là cái gì đó không có giá trị nên nhiều người mặc nhiên không có trách nhiệm gì. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức chính trị xã hội, trách nhiệm mỗi cá nhân trong cộng đồng." - Ông Đồng nói.
Đối với câu khỏi khi doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được ưu tiến, khuyến khích gì so với các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt của đại diện Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Đồng khẳng định: Việc thực hiện tốt các vấn đề về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trong thực tế, có doanh nghiệp thực hiện tốt, có doanh nghiệp có biểu hiện trốn tránh.
Đối với những doanh nghiệp thực hiện chưa tốt vấn đề bảo vệ môi trường, nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, tùy mức độ, có thể bị xử lý hình sự.
Nếu các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề này sẽ được xã hội ghi nhận, đồng thời thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Về phía cơ quan quản lý, hiện chúng tôi có chính sách khen thưởng vinh doanh các doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, Chính phủ cũng có nhiều chính sách vinh danh đối với doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong vấn đề này. Thực tế có thể thấy, xã hội sẵn sàng tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp nào nếu có những hành vi, động thái gây tổn hải đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng môi trường.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp làm tốt vấn đề về bảo vệ môi trường sẽ có lợi thế rất lớn trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.
Khi tham gia đầu tư, thực hiện các nghĩa vụ về BVMT sẽ góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy, việc đầu tư và chi cho các hoạt động BVMT sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội và vị trí thương mại. Thông thường, đầu tư cho các sáng kiến cải tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường và chi cho BVMT luôn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào cho sản xuất thông qua việc giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên, nhân lực. Mặt khác, các kết quả về BVMT cũng giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể, đặc biệt là trong xu thế ngày càng có nhiều nước thúc đẩy và triển khai các chương trình quốc gia về mua sắm và tiêu dùng xanh như hiện nay.
Cũng trong buổi toạ đàm, Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - trình bày tham luận: Nỗ lực của các tổ chức công đoàn trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm qua: Những khó khăn và vướng mắc. Theo ông Hải, Công đoàn với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ đã rất quan tâm đến sức khỏe của NLĐ trong các môi trường sản xuất. Nếu nhìn rộng ra, các hoạt động sản xuất và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường. Ví dụ, lượng chất thải rắn hiện nay có xấp xỉ 30% là từ các cơ sở xuản xuất công nghiệp, nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Với vai trò của mình, được quy định trong Bộ luật Lao động, Tổ chức Công đoàn hết sức quan tâm đến điều kiện lao động của NLĐ, để đảm bảo NLĐ luôn được làm việc trong môi trường trong sạch, vì NLĐ chính là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Trong khi đó, ông Trương Công Đại - Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên Môi trường, Sở TNMT tỉnh Bắc Giang - chia sẻ ý kiến, góp ý tại buổi tọa đàm. Theo ông Đại, LĐLĐ Bắc Giang và Sở TNMT đã có nghị quyết liên tịch 02 trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, nâng cao ý thức NLĐ, vận động họ tham gia xây dựng các mô hình điểm để bảo vệ môi trường; đồng thời đôn đốc hệ thống công đoàn ngay trong doanh nghiệp nâng cao vai trò của mình trong việc giám sát, bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhân dịp các hoạt động của công đoàn, Sở TNMT cũng kết hợp để tuyên truyền đội ngũ công nhân, NLĐ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, coi việc bảo vệ sức khỏe của người dân, NLĐ trong các khu công nghiệp là mục tiêu chính để thực hiện.
Sở TNMT tỉnh Bắc Giang cũng xây dựng chiến lược phát triển môi trường của tỉnh, trong đó có việc tổ chức các giải thưởng về môi trường của tỉnh Bắc Giang. Giải thưởng này không chỉ trao cho người dân, NLĐ, mà còn tôn vinh cả những doanh nghiệp có nhiều hoạt động tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đây là cách để khích lệ, động viên doanh nghiệp tham gia tích cực hơn nữa, cùng chung tay để bảo vệ môi trường sống.
Tuy nhiên, theo ông Đại, việc phối hợp, phân nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay còn chung chung, chưa thực sự có hiệu quả. Đôi khi NLĐ còn có tâm lý e ngại, không dám lên tiếng tố các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Có thể do họ phải sống bằng đồng lương của ông chủ nên không dám lên tiếng.
Chị cục trưởng Chi cục Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang kiến nghị cần có cơ chế giúp đỡ, tạo điều kiện cho NLĐ hơn nữa trong việc phát huy vai trò, tiếng nói của mình tại các doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông Đại cũng đề xuất cần tiến hành ký các nghị quyết liên tịch để vấn đề hợp tác bảo vệ môi trường được sâu rộng hơn nữa. Ví dụ như đưa xuống cả cấp xã, các làng nghề chứ không dừng lại ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp.
Đối với các LĐLĐ cần đôn đốc các tổ chức công đoàn ngay trong các doanh nghiệp chú ý hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong hệ thống công đoàn.
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở một số doanh nghiệp, một số nơi hiện nay còn chưa tốt. Tọa đàm cũng nêu ra vấn đề, dù thời gian qua, Tổng LĐLĐVN và Bộ TN&MT đã có nhiều nỗ lực trong việc hợp tác, tăng cường phối hợp giám sát, phản biện trong vấn đề bảo vệ môi trường, tuy nhiên còn một số hạn chế. Thời gian tới, thông qua việc ký kết Chương trình phối hợp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023, hai bên sẽ có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn nữa, góp phần bảo vệ môi trường sống Xanh-Sạch-Đẹp.
Chương trình phối hợp sẽ thực hiện 7 nội dung hoạt động cụ thể trong thời gian tới, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.
Thời gian tới, Tổng LĐLĐVN cũng kiến nghị làm rõ vai trò trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức chính trị-xã hội để phát huy tốt hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát trong vấn đề bảo vệ môi trường; đồng thời có một số kiến nghị liên quan đến việc thống nhất sự quản lý vấn đề vệ sinh an toàn lao động với vấn đề bảo vệ môi trường, có hình thức tôn vinh NLĐ, tổ chức công đoàn tham gia mạnh mẽ, có hiệu quả hơn trong vấn này.
Ông Hải cũng khẳng định, Giải thưởng Môi trường vì người lao động sẽ được trao thưởng hằng năm, để tôn vinh những cá nhân, tổ chức, NLĐ có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường.
Tại buổi buổi toạ đàm, trả lời ông Bùi Xuân Vinh – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Bình về việc hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường có đường dây nóng tiếp nhận thông tin và cơ quan tài nguyên môi trường đã có hành động gì để giám sát công tác bảo vệ môi trường? Ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định việc Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đường dây nóng được sự đánh giá cao của cộng đồng, và đây là giải pháp hữu hiệu để phát hiện các vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
Ông Đồng chia sẻ, trong vòng 5 tháng, đường dây nóng tiếp nhận 516 vụ việc phản ánh ô nhiễm môi trường từ người dân. Khi Tổng cục Môi trường nhận được phản ánh, cơ quan chức năng đã tập trung xử lý quyết liệt và thông báo cho địa phương nếu việc đó thuộc trách nhiệm địa phương. Các địa phương có sự phối hợp tốt với Tổng cục Môi trường. Phần lớn kiến nghị của người dân được giải quyết khá kịp thời.Ông Đồng cho biết thêm, trong số 516 vụ việc được phản ánh, 251 vụ việc được phản ánh gây ô nhiễm môi trường, chiếm tỷ lệ 48,64% là do các doanh nghiệp gây nên. Các địa phương tích cực xử lý, cần khẳng định đường dây nóng là cực kì hữu hiệu.
Để tăng cường sự giám sát của cộng đồng và đoàn viên công đoàn, ngày 16.4 vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường đã kí chương trình phối hợp với 7 nội dung cụ thể để tăng cường vai trò của các thành viên công đoàn trong giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp địa phương.
"Chúng tôi tin tưởng Công đoàn với mạng lưới sâu rộng tại các xí nghiệp, địa phương chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng, chỉ người lao động mới biết mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường ra sao. Các chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra sẽ có chương trình. Nhưng nếu chỉ nhà nước làm thì không thể nào làm hết được.
Tôi tin rằng sự kiện kí kết giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ giúp chúng ta trong thời gian tới làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường." - Ông Nguyễn Thế Đồng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan, dự kiến năm sau sẽ trình xin phép sửa Luật Bảo vệ môi trường để làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức trong xã hội theo hướng tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng, tổ chức xã hội.
Đối với ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, ông Nguyễn Thế Đồng chia sẻ: "Hiện nay vẫn còn tư tưởng những gì thiên nhiên ban tặng là trời cho, nước là cái gì đó không có giá trị nên nhiều người mặc nhiên không có trách nhiệm gì. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức chính trị xã hội, trách nhiệm mỗi cá nhân trong cộng đồng." - Ông Đồng nói.
Đối với câu khỏi khi doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được ưu tiến, khuyến khích gì so với các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt của đại diện Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Đồng khẳng định: Việc thực hiện tốt các vấn đề về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trong thực tế, có doanh nghiệp thực hiện tốt, có doanh nghiệp có biểu hiện trốn tránh.
Đối với những doanh nghiệp thực hiện chưa tốt vấn đề bảo vệ môi trường, nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, tùy mức độ, có thể bị xử lý hình sự.
Nếu các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề này sẽ được xã hội ghi nhận, đồng thời thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Về phía cơ quan quản lý, hiện chúng tôi có chính sách khen thưởng vinh doanh các doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, Chính phủ cũng có nhiều chính sách vinh danh đối với doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong vấn đề này. Thực tế có thể thấy, xã hội sẵn sàng tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp nào nếu có những hành vi, động thái gây tổn hải đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng môi trường.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp làm tốt vấn đề về bảo vệ môi trường sẽ có lợi thế rất lớn trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.
Khi tham gia đầu tư, thực hiện các nghĩa vụ về BVMT sẽ góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy, việc đầu tư và chi cho các hoạt động BVMT sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội và vị trí thương mại. Thông thường, đầu tư cho các sáng kiến cải tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường và chi cho BVMT luôn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào cho sản xuất thông qua việc giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên, nhân lực. Mặt khác, các kết quả về BVMT cũng giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể, đặc biệt là trong xu thế ngày càng có nhiều nước thúc đẩy và triển khai các chương trình quốc gia về mua sắm và tiêu dùng xanh như hiện nay.
Cũng trong buổi toạ đàm, Ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - trình bày tham luận: Nỗ lực của các tổ chức công đoàn trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm qua: Những khó khăn và vướng mắc. Theo ông Hải, Công đoàn với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ đã rất quan tâm đến sức khỏe của NLĐ trong các môi trường sản xuất. Nếu nhìn rộng ra, các hoạt động sản xuất và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường. Ví dụ, lượng chất thải rắn hiện nay có xấp xỉ 30% là từ các cơ sở xuản xuất công nghiệp, nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Với vai trò của mình, được quy định trong Bộ luật Lao động, Tổ chức Công đoàn hết sức quan tâm đến điều kiện lao động của NLĐ, để đảm bảo NLĐ luôn được làm việc trong môi trường trong sạch, vì NLĐ chính là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Trong khi đó, ông Trương Công Đại - Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên Môi trường, Sở TNMT tỉnh Bắc Giang - chia sẻ ý kiến, góp ý tại buổi tọa đàm. Theo ông Đại, LĐLĐ Bắc Giang và Sở TNMT đã có nghị quyết liên tịch 02 trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, nâng cao ý thức NLĐ, vận động họ tham gia xây dựng các mô hình điểm để bảo vệ môi trường; đồng thời đôn đốc hệ thống công đoàn ngay trong doanh nghiệp nâng cao vai trò của mình trong việc giám sát, bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhân dịp các hoạt động của công đoàn, Sở TNMT cũng kết hợp để tuyên truyền đội ngũ công nhân, NLĐ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, coi việc bảo vệ sức khỏe của người dân, NLĐ trong các khu công nghiệp là mục tiêu chính để thực hiện.
Sở TNMT tỉnh Bắc Giang cũng xây dựng chiến lược phát triển môi trường của tỉnh, trong đó có việc tổ chức các giải thưởng về môi trường của tỉnh Bắc Giang. Giải thưởng này không chỉ trao cho người dân, NLĐ, mà còn tôn vinh cả những doanh nghiệp có nhiều hoạt động tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đây là cách để khích lệ, động viên doanh nghiệp tham gia tích cực hơn nữa, cùng chung tay để bảo vệ môi trường sống.
Tuy nhiên, theo ông Đại, việc phối hợp, phân nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay còn chung chung, chưa thực sự có hiệu quả. Đôi khi NLĐ còn có tâm lý e ngại, không dám lên tiếng tố các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Có thể do họ phải sống bằng đồng lương của ông chủ nên không dám lên tiếng.
Chị cục trưởng Chi cục Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang kiến nghị cần có cơ chế giúp đỡ, tạo điều kiện cho NLĐ hơn nữa trong việc phát huy vai trò, tiếng nói của mình tại các doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông Đại cũng đề xuất cần tiến hành ký các nghị quyết liên tịch để vấn đề hợp tác bảo vệ môi trường được sâu rộng hơn nữa. Ví dụ như đưa xuống cả cấp xã, các làng nghề chứ không dừng lại ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp.
Đối với các LĐLĐ cần đôn đốc các tổ chức công đoàn ngay trong các doanh nghiệp chú ý hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong hệ thống công đoàn.
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, ông Đỗ Trần Hải - Viện trưởng Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở một số doanh nghiệp, một số nơi hiện nay còn chưa tốt. Tọa đàm cũng nêu ra vấn đề, dù thời gian qua, Tổng LĐLĐVN và Bộ TN&MT đã có nhiều nỗ lực trong việc hợp tác, tăng cường phối hợp giám sát, phản biện trong vấn đề bảo vệ môi trường, tuy nhiên còn một số hạn chế. Thời gian tới, thông qua việc ký kết Chương trình phối hợp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023, hai bên sẽ có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn nữa, góp phần bảo vệ môi trường sống Xanh-Sạch-Đẹp.
Chương trình phối hợp sẽ thực hiện 7 nội dung hoạt động cụ thể trong thời gian tới, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.
Thời gian tới, Tổng LĐLĐVN cũng kiến nghị làm rõ vai trò trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức chính trị-xã hội để phát huy tốt hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát trong vấn đề bảo vệ môi trường; đồng thời có một số kiến nghị liên quan đến việc thống nhất sự quản lý vấn đề vệ sinh an toàn lao động với vấn đề bảo vệ môi trường, có hình thức tôn vinh NLĐ, tổ chức công đoàn tham gia mạnh mẽ, có hiệu quả hơn trong vấn này.
Ông Hải cũng khẳng định, Giải thưởng Môi trường vì người lao động sẽ được trao thưởng hằng năm, để tôn vinh những cá nhân, tổ chức, NLĐ có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường.