Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát về công tác đo đạc và bản đồ tại Quảng Ninh
Trong nước - Ngày đăng : 21:50, 16/01/2018
(TN&MT) - Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc...
(TN&MT) - Ngày 16/1/2018, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn khảo sát về thực hiện chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ tại tỉnh Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa.
Tại buổi làm việc, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trưởng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Tổng Công ty Tài nguyên môi trường Việt Nam và Công ty CP Địa chất mỏ - TKV, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, kiến nghị những bất cập, khó khăn trong công tác đo đạc và bản đồ. Các đơn vị, cơ quan chức năng tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Sau đó, đoàn công tác tìm hiểu thực tế tại Công ty CP Địa chất mỏ - TKV.Chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Làm việc với đoàn có ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn. Quảng Ninh là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Đông Bắc với 14 đơn vị hành chính cấp huyện (4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện) với 186 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên phần đất liền và các đảo là 617.772 ha, khoảng 600.000 ha mặt nước biển; đường biên giới trên đất liền dài 132,8 km giáp với nước CHND Trung Hoa và hơn 250 km đường bờ biển là lợi thế thông thương, phát triển kinh tế cảng biển, giao lưu kinh tế với thế giới.Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh xác định một số nhiệm vụ và giải pháp: Tập trung công tác chỉnh lý biến động đất đai cả thực địa và trên hồ sơ đảm bảo thống nhất và đồng bộ. Từ nay đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 12 địa phương còn lại và kết nối vào trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, nâng cao chất lượng đo đạc bản đồ. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Tài nguyên và môi trường các cấp, đặc biệt cấp xã. Tuyên truyền phổ biến chính sách về đo đạc bản đồ cho cán bộ trong ngành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ để làm tốt hơn công tác đo đạc bản đồ trong những năm tiếp theo.
Tỉnh Quảng Ninh đề nghị: Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xem xét về kinh tuyến trục của Quảng Ninh để thống nhất dùng 1 hệ tọa độ, độ cao cho các loại bản đồ trong phạm vi của tỉnh (bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, hải đồ, bản đồ chuyên ngành khác…) tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý, sử dụng hệ thống dữ liệu đo đạc và bản đồ). Tiếp tục thực hiện đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/5000 và chuyển giao tài liệu cho địa phương quản lý, phục vụ công tác giao khu vực biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ sớm hoàn thành Dự án 513 trình Quốc hội và Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ thực hiện quản lý theo địa giới hành chính.
Tại buổi làm việc, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trưởng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Tổng Công ty Tài nguyên môi trường Việt Nam và Công ty CP Địa chất mỏ - TKV, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, kiến nghị những bất cập, khó khăn trong công tác đo đạc và bản đồ. Các đơn vị, cơ quan chức năng tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Sau đó, đoàn công tác tìm hiểu thực tế tại Công ty CP Địa chất mỏ - TKV.Chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Làm việc với đoàn có ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn. Quảng Ninh là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Đông Bắc với 14 đơn vị hành chính cấp huyện (4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện) với 186 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên phần đất liền và các đảo là 617.772 ha, khoảng 600.000 ha mặt nước biển; đường biên giới trên đất liền dài 132,8 km giáp với nước CHND Trung Hoa và hơn 250 km đường bờ biển là lợi thế thông thương, phát triển kinh tế cảng biển, giao lưu kinh tế với thế giới.Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh xác định một số nhiệm vụ và giải pháp: Tập trung công tác chỉnh lý biến động đất đai cả thực địa và trên hồ sơ đảm bảo thống nhất và đồng bộ. Từ nay đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 12 địa phương còn lại và kết nối vào trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, nâng cao chất lượng đo đạc bản đồ. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Tài nguyên và môi trường các cấp, đặc biệt cấp xã. Tuyên truyền phổ biến chính sách về đo đạc bản đồ cho cán bộ trong ngành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc bản đồ để làm tốt hơn công tác đo đạc bản đồ trong những năm tiếp theo.
Tỉnh Quảng Ninh đề nghị: Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xem xét về kinh tuyến trục của Quảng Ninh để thống nhất dùng 1 hệ tọa độ, độ cao cho các loại bản đồ trong phạm vi của tỉnh (bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, hải đồ, bản đồ chuyên ngành khác…) tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý, sử dụng hệ thống dữ liệu đo đạc và bản đồ). Tiếp tục thực hiện đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/5000 và chuyển giao tài liệu cho địa phương quản lý, phục vụ công tác giao khu vực biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ sớm hoàn thành Dự án 513 trình Quốc hội và Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ thực hiện quản lý theo địa giới hành chính.