Hạnh phúc ở Bản Lùng

Thanh Ngà | 11/11/2021, 14:56

(TN&MT) - Yên Bái là tỉnh miền núi thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Trong trận lũ quét lịch sử năm 2018 đã khiến thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) gần như bị xóa xổ. Vượt lên mất mát, đau thương, với quyết tâm của người dân cùng sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp, đến nay, thôn Bản Lùng đã hồi sinh mạnh mẽ.

Trắng tay khi lũ đi qua

Sau nhiều giờ xuất phát từ trung tâm huyện Văn Yên, vượt qua gần 60km đường dốc đá, gập ghềnh cuối cùng chúng tôi cũng đến được Bản Lùng, thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng cao Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên để được tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây sau trận lũ quét lịch sử vào tháng 7/2018.

Ba năm trôi qua, nhưng người dân nơi đây vẫn chưa thể quên trận lũ kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng ngày 20/7/2018. Dòng lũ dữ xuất hiện trong phút chốc đã cuốn phăng mọi thứ. Những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Dao, người Tày chỉ còn là một đống đổ nát. 

Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi 15 ngôi nhà của thôn Bản Lùng

Ông La Tiến Sâm - Thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên nhớ lại: Hôm đó vào ban đêm, tôi rất bất ngờ nghe tiếng rầm rầm, trời tối đen vì mất điện, chỉ khi có chớp mới nhìn thấy nhau, ngoài trời mưa xối xả, gia đình tôi sau đêm hôm đó đã mất hoàn toàn nhà cửa, hoa màu không còn gì nữa.

Thôn bản Lùng có 58 hộ, trận lũ quét đã làm nhà ở của 15 hộ bị sập trôi hoàn toàn, 7 nhà khác bị hư hỏng nặng, hàng chục hecta lúa, hoa màu cùng gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, vùi lấp, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Chỉ sau một đêm, người dân đã lâm vào cảnh trắng tay. 

Nhà cửa, cây cối hoa màu của người dân không còn gì

Ông Ngô Văn Minh - Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên cho biết: Lũ năm đó đi qua đã quét 15 ngôi nhà trôi theo dòng suối, sau khi lũ đi qua bà con rơi vào tình cảnh màn trời chiếu đất. Tôi đã huy động tất cả bà con trong thôn cùng huy động tất cả mọi người trong thôn hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng.

Trong lúc gian nguy ấy, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái, lãnh đạo huyện Văn Yên đã nhanh chóng có mặt tại cơ sở chỉ đạo việc khắc phục hậu quả mưa lũ, thăm hỏi, hỗ trợ, động viên người dân. Đồng thời, ngay lập tức tìm nơi ở mới an toàn cho người dân, khôi phục lại đất đai, ruộng vườn để người dân sớm ổn định sản xuất.

Vượt lên khó khăn

Chỉ 3 tháng sau trận lũ quét kinh hoàng, một khu tái định cư mới được tỉnh Yên Bái cho xây dựng cách nơi ở cũ của người dân thôn Bản Lùng khoảng 1km. Với quyết tâm, còn người là còn của, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương. Bà con trong thôn đã chủ động thu dọn, san gạt đất đá, làm lại từng thửa ruộng, mảnh nương để có đất gieo trồng, canh tác. Những diện tích ruộng không thể khôi phục được, bà con chuyển đổi sang trồng ngô, trồng lạc, đến nay đã cho nhiều vụ mùa bội thu.

Sau 3 tháng sau trận lũ quét kinh hoàng, một khu tái định cư mới được tỉnh Yên Bái cho xây dựng cách nơi ở cũ của người dân thôn Bản Lùng khoảng 1km

Hiện thôn Bản Lùng đã khôi phục và khai hoang được hơn 40ha đất canh tác lúa 2 vụ, mỗi vụ đạt năng suất trên 20 tấn thóc. Cùng với đó, hàng chục ha ngô, quế được trồng mới đã đem lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.

Chị Hoàng Thị Hiền - Thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên phấn khởi chia sẻ: Trước đây tất cả nơi đây đều là ruộng, sau cơn lũ sỏi đá đã san phẳng ruộng, vườn của người dân. Cũng may có sự hỗ trợ của nhà nước nên người dân đã khắc phục được khó khăn và cải tạo lại đất để làm ruộng, nhờ đó người dân cũng đủ ăn.

Chính quyền địa phương đã khôi phục lại sản xuất

Thôn Bản Lùng hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới khi không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Thôn phấn đấu đến hết năm nay giảm thêm hơn 3% hộ nghèo và nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm.

Hiện tại thôn Bản Lùng đã có trên 10 mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò và một số mô hình khác như nuôi dê, trồng quế cho thu nhập khá. Đặc biệt, với sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, mới đây thôn đã cho ra mắt tổ hợp tác nuôi cá sạch gồm 7 thành viên với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cùng tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp mà địa phương có thế mạnh.

Thôn Bản Lùng đã khoác lên mình một diện mạo mới, không còn hộ đói.

Anh Ngô Văn Long - Tổ hợp tác nuôi cá sạch thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên cho hay: Trước đây, chúng tôi nuôi cá chỉ là nuôi manh mún không tạo ra lượng sản phẩm để bán ra thị trường và khi người dân có nhu cầu. Ở đây có nguồn nước rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi cá tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa phát triển kinh tế. Giờ gia đình tôi cũng nuôi nhiều hơn để cung cấp cho thị trường và người dân địa phương, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình cũng đỡ vất vả hơn nhiều.

Sau lũ, thôn Bản Lùng đã được nhà nước đầu tư hơn 13 tỷ đồng để tái thiết cơ sở hạ tầng như làm nhà ở, đường bê tông, công trình nước sạch...Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng nỗ lực của người dân đã khiến mảnh đất này hồi sinh mạnh mẽ. Đến nay, 100% hộ dân trong thôn đã có nhà ở kiên cố, vững chãi; đời sống kinh tế ổn định, những tiện nghi sinh hoạt hiện đại như: Ti vi, tủ lạnh, xe máy…hầu hết các gia đình đều có.

Về đích nông thôn mới

Đến nay, Bản Lùng đã trở thành thôn thứ 2 của xã Phong Dụ Thượng hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc tích cực vận động, tuyên truyền nhân dân tập trung mở rộng, đa dạng các ngành nghề phát triển kinh tế, thôn đã chỉ đạo các chi hội đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu thực hiện các tiêu chí, phần việc gắn với các phong trào: "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “5 không, 5 sạch”, “Ngày cuối tuần cùng dân”…Qua đó đã tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư. 

Người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Người dân thôn Bản Lùng hôm nay rất đỗi tự hào và hạnh phúc bởi trong khó khăn đã nhận được sự quan tâm, động viên kịp thời của Đảng, Nhà nước cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương. Đây chính là niềm tin, là động lực để người dân vượt khó vươn lên.

Ông Lò Văn Mạnh - Bí thư Đảng ủy xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên cho biết: Riêng đối với thôn Bản Lùng chúng tôi tập trung cao độ để xây dựng nông thôn mới. Đến nay các tiêu chí về môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm và tỷ lệ vi phạm pháp luật đã hoàn thành, người dân rất phấn khởi.

Cuộc sống của người dân ở Bản Lùng đã thực sự hồi sinh

Giờ đây, những con đường bê tông sạch sẽ trải dài tới cuối bản, những ngôi nhà mới mọc lên san sát, những cánh đồng lúa trĩu bông cùng những gương mặt tươi tắn, rạng ngời cho thấy cuộc sống ở Bản Lùng đã thực sự hồi sinh. Người dân đang từng ngày thích nghi, thay đổi phương thức sản xuất để từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới.

Bài liên quan
  • Bình Phước: Đưa nước sạch về vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của nhiều gia đình tại huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Vì thế, việc đưa nước hợp vệ sinh về các bản, làng không những thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO