Gia Lai trong hơi thở đại ngàn

Quế Mai | 05/05/2021, 16:29

(TN&MT) - Phố núi Gia Lai sở hữu những nét đặc trưng, thu hút với rất nhiều người, từ vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của thiên nhiên, núi rừng đến sự chân chất, nghĩa tình của con người nơi đây. Đến phố núi mờ sương và cảm nhận chỉ một lần cũng sẽ khiến người ta mãi nhớ về một vùng cao nguyên đất đỏ, nên thơ và gần gũi.

Danh thắng Biển Hồ được công nhân là di tích thắng cảnh Quốc gia và là một trong năm hồ đẹp nhất Việt Nam

Đánh thức tiềm năng

Bất cứ ai khi đến với thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đều sẽ phải một lần đặt chân đến Biển Hồ, danh thắng nổi tiếng còn được biết đến với cái tên hồ T’Nưng. Biển Hồ nổi tiếng không phải vì quảng bá mà bởi chính những cảm nhận thật của rất nhiều khách du lịch từ mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài đã từng ghé đến và chia sẻ cho nhau.

Chẳng nơi nào lại có một hồ nước tự nhiên rộng lớn đến 300 ha, mặt nước trong, xanh ngắt quanh năm. Bao quanh Biển Hồ là rừng thông phòng hộ xanh mát, tạo nên cho nơi này không khí mát mẻ, trong lành. Đến đây, ai cũng sẽ có cảm giác rất yên bình khi ngắm mây, trời soi trên bóng nước. Vì thế mà Biển Hồ được ví là “đôi mắt Pleiku”, là “viên ngọc của dãy Trường Sơn”.

Vùng đất Gia Lai hoang sơ, hùng vĩ với nhiều thác, ghềnh, sông, suối. Thác K50 (huyện Kbang) như “nàng tiên ngủ trong rừng” xõa mái tóc dài bay bổng, cuốn hút tất cả những ai nhìn thấy. Đến Gia Lai, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác se lạnh vào sáng sớm, hòa lẫn trong làn sương vương trên từng cành cây, ngọn cỏ. Những cung đường ngoằn nghèo, lên xuống dốc cũng là điểm khác biệt của phố núi Pleiku. 

Cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, thời tiết ôn hòa, mát mẻ là lợi thế để Gia Lai ghi điểm với du khách. Sở hữu những tiềm năng lớn để phát triển du lịch, những năm gần đây, Gia Lai bắt đầu có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, thu hút đầu tư cũng như cùng phối hợp với các tỉnh, thành trên cả nước để xúc tiến phát triển du lịch tại địa phương.

Nhờ vậy, Gia Lai đã dần có một chỗ đứng. Phố núi Gia Lai là một cái tên mà bất cứ du khách nào cũng lựa chọn nếu thích trải nghiệm thực tế, thích hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ để khám phá vẻ đẹp mộc mạc, xen chút huyền bí. Anh Trần Võ Nghĩa (du khách từ Đà Nẵng) chia sẻ: “Gia Lai là vùng đất rất thú vị, từ cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu, con người và những món ăn không thể quên. Tôi chắc chắn sẽ quay lại nơi này, không chỉ một lần!”.

Không gian văn hóa cồng chiêng được Unesco công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Ấm áp tình người

Gia Lai, vùng đất Tây nguyên với trên 50% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số: Bahnar, Jrai, Ê Đê, Xê Đăng, Thái... Cuộc sống của người đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, nhưng tinh thần của họ thì rất vô tư và phóng khoáng. Sự hào sảng thể hiện qua từng hành động, ánh mắt và nụ cười khỏe khoắn.

Mỗi tộc người sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau. Trong các tộc người dân tộc thiểu số ở Gia Lai, người Bahnar và Jrai là chủ yếu. Cả hai tộc người đều có vốn văn hóa dân gian cổ truyền khá đặc sắc, ngoài cồng chiêng còn có nhiều loại nhạc cụ truyền thống độc đáo như: đàn Tingning (đàn quả bầu); đàn Ting glinh, T’rưng (đàn nước). Ngoài ra, người Bahnar còn có nhiều làn điệu dân ca giao duyên, hát kể sử thi Bahnar…

Trải qua dòng chảy của cuộc sống, nhiều nét văn hóa, tập tục của người dân bản địa đã bị mai một. Lối sống đô thị hóa đã len lỏi vào từng đường làng, ngõ xóm, từng nếp nhà, nên thói quen sinh hoạt, ăn mặc của người đồng bào đã có nhiều đổi thay. Song, người ta vẫn có thể bắt gặp được những khủng cảnh quen thuộc, từ những khung cửi dệt vải, từ điệu múa cồng chiêng, điệu nhảy đêm xoang và tiếng hát cao vút, trầm hùng trong các lễ hội.

Đặc biệt, người dân bản địa ở đây rất ôn hòa, thân thiện và sẵn sàng tiếp đón du khách như người thân. Du khách có thể trải nghiệm cuộc sống cùng với đồng bào để hiểu hơn về con người, văn hóa và tập tục của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đến các làng đồng bào dân tộc Jrai, người ta có thể bắt gặp cảnh du khách được tận tình hướng dẫn cách dệt vải bằng khung cửi.

Sản phẩm dệt vải tự nhiên của người Jrai mang một phong thái rất riêng. Từng màu sắc, hoa văn trên các các tấm vải đều có ý nghĩa. Những sản phẩm này được bán với giá vừa phải, nhằm mục đích lưu giữ nghề truyền thống, để không bị mai một, lãng quên và còn để lưu truyền cho thế hệ con cháu sau này.

“Tấm thổ cẩm của chị em dệt ra không chỉ mang nét đặc trung nghề dệt của người Jrai mà còn in dấu cảm xúc, tư duy thẩm mỹ của mỗi người. Đường nét, màu sắc, hình khối hoa văn toát lên sự khéo léo, giản dị và mộc mạc, khỏe khoắn như khí chất của người Jrai trên đất Tây Nguyên. Đây chính là điều tạo nên bản sắc, sự hấp dẫn cho khách du lịch khi khám phá vùng đất này” - chị Rơ Chăm H’Ken - phụ nữ xã Ia Ka (huyện Chư Păh) bộc bạch.

Phụ nữ Jrai ở Ia Ka (huyện Chư Păh) bên khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống

Phát huy tính cộng đồng

Người dân tộc thiểu số ở Gia Lai có tính cộng đồng rất cao, đó là tính cộng đồng làng. Làng được điều hành bằng “hội đồng già làng”, là tập hợp những người có uy tín nhất của làng. Hội đồng già làng quản lý và điều hành mọi hoạt động của làng bằng bộ luật cổ truyền đặc biệt, gọi là luật tục.

Có những buôn, làng chỉ vài chục nóc nhà quần tụ, nhưng vẫn hình thành một sắc diện độc đáo khiến khách đến thăm rất ngạc nhiên. Đặc biệt, người dân tộc Gia Lai có không gian văn hóa, nếp sống hòa cùng thiên nhiên, núi rừng. Đêm buông xuống, họ đốt lửa cùng người đồng tộc, vít cong cần rượu và ngân lên những giai điệu thiết tha.

Nhờ tính cộng đồng và cuộc sống gắn với rừng nên cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Gia Lai luôn nêu cao ý thức bảo vệ rừng. Ý thức của những người uy tín càng cao thì sẽ tác động, lan truyền càng lớn đến tất cả người dân trong làng. Hơn nữa, hiện nay, nhờ các chương trình, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên bà con còn có thu nhập ổn định từ việc làm nghề rừng.

Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) A Thẳng vui mừng: “Người dân, cộng đồng làng dân tộc thiểu số ở xã đã nhận thức rõ về trách nhiệm của mình với rừng. Họ thường xuyên đi tuần tra và không còn có những tác động xấu đến rừng như trước đây. Làm nghề rừng còn giúp họ có nguồn thu ổn định, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững và yên tâm làm công tác bảo vệ rừng”.

Cao nguyên Gia Lai đầy nắng và gió, có rất nhiều điều thú vị để khám phá. Tại vùng đất này, nét đẹp của đại ngàn luôn hiện diện trong từng ngõ ngách của thiên nhiên và cuộc sống. Chỉ có hòa mình và trải nghiệm cùng nhịp sống rất riêng còn lưu giữ ở đây thì mới hiểu, mới yêu thêm mảnh đất và con người chân chất. 

Bài liên quan
  • Thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Sáng 22/6 tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Lễ công bố Phát động Cuộc thi “Ý tưởng Chuỗi giá trị” dành cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
  • Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
    (TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO