Brazil chỉ đứng sau Mỹ về số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19
Theo Bộ này, tổng cộng số ca tử vong tại nước này lên đến 49.976 người, với tổng số 1.067.579 ca nhiễm. Chỉ Mỹ là nước duy nhất ghi nhận số người chết và tử vong cao hơn Brazil.
Một nhân viên của nhà tang lễ tại nghĩa trang Sao Francisco Xavier trong khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 24/4/2020. Ảnh: Reuters |
Brazil đã xác nhận trường hợp nhiễm đầu tiên vào ngày 26/2 và đã vượt qua 1 triệu ca nhiễm vào ngày 19/6. Các chuyên gia cho biết con số thực sự có thể cao hơn nhiều do thiếu xét nghiệm trên diện rộng.
Kể từ lần đầu tiên xâm nhập vào Brazil, virus corona đã lây lan không ngừng, làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ kinh tế sau nhiều năm tăng trưởng.
Brazil không phải là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Theo thống kê của Reuters, ngày 20/6, khu vực này đã ghi nhận 2 triệu ca nhiễm, với 2.004.019 đăng ký.
Ấn Độ: Ca nhiễm tăng kỷ lục, nhân viên y tế Delhi không được nghỉ phép
Ấn Độ đã ghi nhận sự gia tăng kỷ lục về số ca nhiễm COVID-19 trong ngày 20/6, một ngày sau khi thủ đô New Delhi yêu cầu các bệnh viện hủy bỏ tất cả kì nghỉ phép, buộc nhân viên y tế trở lại công việc ngay lập tức.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này xác nhận 14.516 ca nhiễm COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh tại nước này lên tới 395.047, với 12.948 trường hợp tử vong.
Ấn Độ hiện có số lượng ca nhiễm COVID-19 cao thứ 4 thế giới, chỉ sau Mỹ, Brazil và Nga.
Trong văn bản gửi cho tất cả các bệnh viện công ngày 19/6, chính quyền thủ đô New Delhi ra lệnh hủy bỏ tất cả các trường hợp nghỉ phép và yêu cầu nghỉ phép sẽ chỉ được cấp cho tình huống thuyết phục nhất.
Một số quốc gia tiếp tục sơ tán công dân khỏi Ấn Độ do lo ngại các bệnh viện ở các thành phố lớn như Delhi và Mumbai có thể bị quá tải.
Ireland là nước gần đây nhất cảnh báo công dân trong nước rằng hỗ trợ y tế có thể khó khăn do sự tăng cao đột biến các trường hợp mắc COVID-19 ở Ấn Độ và kêu gọi họ cân nhắc trở về bằng một loạt các chuyến bay sơ tán trong vài tuần tới.
Truyền thông đưa tin, từ tháng 3, các quốc gia bao gồm Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Ukraina, Israel, Trung Quốc và Malaysia đã làm việc với chính phủ Ấn Độ để cho phép sơ tán công dân.
Đức: Hơn 1.000 người nhiễm COVID-19 tại lò mổ
Hơn 1.000 nhân viên tại công ty chế biến thịt Toennies của Đức đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, khiến các cơ quan y tế địa phương phải ra lệnh cho tất cả 6.500 nhân viên và gia đình của họ cách ly.
Việc phong toả cục bổ là một thất bại cho chiến lược mở cửa trở lại của Đức. Thủ tướng Angela Merkel đã ủng hộ việc duy trì kỷ luật phong toả chặt chẽ và lâu dài hơn, nhưng nới lỏng các hạn chế sau áp lực từ những người đứng đầu khu vực.
Mặc dù việc quản lý khủng hoảng COVID-19 là một trong những thành công nhất ở châu Âu, nhưng Đức đã chứng kiến sự bùng phát dịch bệnh lặp đi lặp lại ở các lò mổ, mà nhân viên của họ thường là những người di cư sống trong những nơi ở đông đúc của công ty.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 20/6, chủ sở hữu công ty thịt, Clemens Toennies cho biết đại dịch đã gây ra một “cuộc khủng hoảng hiện sinh” cho công ty của ông, làm gián đoạn hoạt động khi chính quyền tìm cách kiểm soát ổ dịch.
Theo Toennies, công ty của ông đã phải vật lộn để thu thập dữ liệu cá nhân của nhân viên và nhà thầu để chính quyền có thể theo dõi ổ dịch.
“Là một doanh nhân, tôi chỉ có thể xin lỗi. Chúng tôi đã gây ra điều này và sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn”, ông Toennies nói.
Sự bùng phát này có thể buộc bang North Rhine Westphalia của Đức phải thực thi lệnh phong toả rộng hơn.
Cập nhật lúc 8h10 ngày 21/6/2020:
*Thế giới: 8.906.655 người mắc; 466.253 người tử vong
*Việt Nam: 349 người mắc, 0 tử vong.
Đến 8h10 ngày 21/6 không phát hiện trường hợp mắc COVID-19 mới trong cộng đồng.
Tổng cộng 327 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
311 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 20/6) được chữa khỏi (giai đoạn 2)