Cần có lời giải cho “bài toán” xử lý rác thải ở vùng cao Nghệ An

Đình Tiệp | 25/08/2021, 17:05

(TN&MT) - Tỉnh Nghệ An có 11 huyện, thị được xếp vào vùng miền núi, trong đó có 6 huyện vùng cao gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp. Hiện nay, vấn đề thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở các huyện vùng cao này đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần sớm có một giải pháp đúng đắn để giải đáp cho “bài toán” khó khăn này.

Người dân “kêu trời” vì ô nhiễm rác thải

Trước đây, huyện vùng biên Kỳ Sơn chưa quy hoạch được bãi rác thải tập trung. Vì thế, lượng rác thải sinh hoạt của người dân thải ra chưa được thu gom, xử lý theo quy định nên người dân thường hay đổ rác thải rất bà bãi, gây ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng trên, năm 2015, UBND huyện Kỳ Sơn đã quy hoạch và xây dựng một khu xử lý rác của thị trấn Mường Xén. Khu này được đặt tại bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, cách thị trấn Mường Xén khoảng vài ki lô mét - PV). Gọi là “khu xử lý” cho “kêu” chứ thực ra bãi rác này mới chỉ đào hố, xây sơ sài rồi đưa vào sử dụng (rác thải được đốt thủ công thường xuyên – PV). Vì thế, tuy mới đi vào hoạt động được vài năm nay nhưng bãi rác thải nói trên đã bộc lộ nhiều bất cập khiến cho người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Việc đầu tư nhà máy xử lý rác với công nghệ hiện đại là mơ ước của các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.

Đầu tiên phải kể đến là tình trạng ô nhiễm mà bãi rác thải gây ra đối với hơn 130 hộ dân với gần 600 nhân khẩu ở bản Noọng Dẻ. Do khu vực tập kết bãi rác chỉ cách trung tâm của bản này theo đường chim bay chưa đầy 1km nên mùi hôi thối phát ra từ quá trình phân hủy rác theo hướng gió bao trùm khu dân cư. Đặc biệt, bãi rác này xử lý rác bằng hình thức gom đốt, vì thế khói đốt rác ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Mùi khét lẹt của khói rác không chỉ khiến hàng trăm hộ dân bản bị ảnh hưởng, ô nhiễm mà còn khiến những người tham gia giao thông trên QL7 hết sức phiền lòng.

Cũng theo phản ánh thì ở bản Noọng Dẻ ngoài hàng trăm hộ dân thì ở đây còn là điểm dừng chân của 3 điểm trường học với hàng trăm học sinh. Hàng ngày các em học sinh vẫn đang phải sống chung với ô nhiễm từ mùi hôi thối của rác thải phân hủy lẫn mùi khói khét lẹt từ khói đốt rác.

Chưa hết, việc bãi rác thải được quy hoạch sát QL7, lại nằm ở vị trí đồi núi cao và nằm trên thượng nguồn của sông suối nên khi trời mưa nước rỉ trong quá trình phân hủy rác theo nước mưa cứ thế ào ào chảy xuống phía các hẻm núi để hòa vào dòng sông Nậm Mộ xuôi xuống phía dưới. Vì thế, nước sông suối ở phía dưới bãi rác này “đón nhận” một lượng lớn nước rỉ rác khiến cho chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng, ô nhiễm.

Còn tại huyện Quế phong, theo phản ánh của người dân, tại bản Bon, thị trấn Kim Sơn xuất hiện một bãi rác thải sinh hoạt lộ thiên từ nhiều năm nay.

Rác ở đây chất thành từng đống lớn, và được thực hiện đốt ở nhiều vị trí, khói bốc lên mờ mịt cả một khoảng không gian, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe các gia đình sinh sống ở gần bãi rác này.

Do sống cạnh bãi rác lộ thiên và chỉ được xử lý thủ công nên các hộ dân ở bản Bon, thị trấn Kim Sơn nhiều năm nay sống ngột ngạt do mùi khói đốt rác theo gió vào nhà.

Một người dân bản Bon than thở, nhiều hôm mùi hôi, mùi khét lẹt của khói đốt rác làm chúng tôi ngột ngạt không thể chịu được, nhất là những thời điểm mưa phùn hoặc có sương xuống. Nhiều gia đình phải đóng kín cửa, thương nhất là trẻ con phải hít loại khói này.

Ì ạch trong xây dựng bãi rác

Tại huyện vùng cao Quế Phong, rác thải bị đổ bừa bãi gây ô nhiễm là vậy. Thế nhưng, điều kỳ lạ là chỉ cách bãi rác lộ thiên như đã phản ánh ở trên khoảng vài trăm mét, một khu xử lý rác với 4 hố rác “khổng lồ” đã được xây dựng dở dang nhiều năm nay.

Qua tìm hiểu phóng viên được biết, năm 2011, dự án bãi xử lý rác thải huyện Quế Phong đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4462/2011, với tổng mức đầu tư 56 tỷ đồng. Đầu năm 2013, công trình này được khởi công xây dựng tại bản Bon, xã Tiền Phong (bản Bon được sáp nhập vào thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) vào tháng 5/2020).

Bãi rác thải quá tải và ở ngay trên đầu nguồn nước tại huyện Kỳ Sơn.

Theo thiết kế, bãi rác này có 4 ô chôn lấp với tổng diện tích gần 20.000m2. Ngoài ra, còn có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thoát khí thải, thoát nước mưa, đường giao thông và các công trình phụ trợ khác. Khi hoàn thành, đây sẽ là công trình xử lý rác thải đáp ứng tốt nhu cầu thu gom và xử lý rác thải của thị trấn Kim Sơn và các xã lân cận trung tâm huyện Quế Phong.

Tuy nhiên, đến nay dự án mới triển khai thi công các hạng mục san nền, đường ngăn nội bộ và các hố chôn lấp với tổng giá trị hơn 27 tỷ đồng, nhưng số vốn hiện tại mới chỉ được cấp cho dự án là 14,2 tỷ đồng. Do chưa được bố trí thêm vốn nên công trình đã tạm dừng thi công từ năm 2015 đến nay.

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, nguồn vốn bố trí trước đây là ngân sách từ nguồn vượt thu của tỉnh nhưng khi đó chưa được bố trí hết nên việc xây dựng bãi rác phải dừng lại từ nhiều năm nay. Huyện Quế Phong sẽ cố gắng tiếp tục huy động vốn từ những nguồn hợp pháp khác để hoàn thành xây dựng.

Còn ông Lẩu Bá Tểnh – Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Sơn, cho hay: “Bãi rác thị trấn Mường Xén được hình thành năm 2015 và hoạt động đến nay. Huyện cũng biết là đặt ở vị trí hiện tại là có một số bất cập nhưng do quỹ đất không có nên trước đây đành chọn vị trí nói trên. Hiện, bãi rác cũng đã quá tải nên vừa rồi huyện mới khảo sát và lập đề án bãi rác thải mới tại bản Bà, xã Hữu Kiệm với diện tích 2ha, cách xa khu dân cư khoảng 2km. Dự kiến, khi đề án được phê duyệt và xây dựng xong sẽ di dời bãi rác cũ xuống đây để giải quyết ô nhiễm”.

Cần có giải pháp tối ưu

Ngoài 2 huyện Quế Phong và Kỳ Sơn như đã phản ánh ở trên thì tại các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương hay Con Cuông tình trạng khó khăn trong quy hoạch, xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung đang là bài toán khó khăn. Ngoài khó khăn về quỹ đất thì những vấn đề liên quan đến nguồn vốn, công nghệ xử lý…cũng đang khiến cho các địa phương loay hoay và đang gặp khá nhiều trở ngại.

Bãi rác thải tập trung tại xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp đang được thi công sau hàng chục năm rơi vào “bế tắc”.

Đơn cử như tại huyện Con Cuông, trước đây có khá nhiều doanh nghiệp vào địa bàn để khảo sát địa điểm đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung nhưng do nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do lượng rác thải theo tính toán không đủ để nhà máy vận hành theo công suất dự kiến nên đến nay kế hoạch đang tạm thời dừng lại.

Nói về giải pháp xử lý rác thải ở miền núi, ông Đinh Sỹ Khánh Vinh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An, cho biết: Chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp huyện cần phải xây dựng các đề án về thu gom, xử lý rác thải rắn. Trong đó, tập trung vào công tác nâng cao nhận thức cho người dân; thành lập các tổ tự quản về thu gom, vận chuyển rác thải; đầu tư kinh phí để làm các bãi tập kết rác thải vận chuyển đến nơi xử lý rác thải tập trung theo quy định.

“Với điều kiện nguồn lực của tỉnh còn hạn chế và đối với đặc thù các huyện miền núi thì hiện nay việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại các huyện vùng cao của tỉnh theo hướng chôn lấp là khá phù hợp. Vấn đề ở đây là phải quy hoạch địa điểm phù hợp, chôn lấp theo quy trình hợp lý, đảm bảo hợp vệ sinh, an toàn với môi trường xung quanh…” – Ông Đinh Sỹ Khánh Vinh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An.

Hiện, tỉnh Nghệ An đang thu hút các nhà đầu tư để xử lý rác thải. Trong giai đoạn hiện nay rất nhiều nhà đầu tư đang nghiên cứu dự án và một số dự án đã hoàn thành dự án xử lý rác thải như Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam đã hoàn thành 2 nhà máy ở Nghĩa Đàn và thị xã Hoàng Mai bước đầu cho thấy hiệu quả. Hiện, ngoài Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam còn có Công ty CP Năng lượng và Môi trường Việt Nam đang khảo sát một số địa phương ở miền Tây Nghệ An để đầu tư nhà máy xử lý rác tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bước đột phá nào, rất khó khăn.

Bài liên quan
  • Hiệu quả từ một dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở Thanh Hóa
    (TN&MT) - Xác định rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm, tạo nguồn lực thực hiện các chương trình đầu tư trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường. Một trong những dự án mang lại kết quả bền vững được Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) thực hiện bởi sự tài trợ của Tổ chức Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thể hiện rõ sự quan tâm, nỗ lực đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO