Ấm áp lễ về nhà mới của người Ê Đê

Đình Du | 05/08/2021, 11:46

(TN&MT) - Để hoàn thành ngôi nhà sàn truyền thống, người Ê Đê làm rất công phu. Khi nhà hoàn thành, gia chủ thường chuẩn bị nghi lễ cúng nhà mới rất kỹ lưỡng, trang trọng. Lễ cúng này được chủ nhà mời bà con trong buôn đến dự, cả ngày các bếp trong nhà đỏ lửa với cầu mong Yang (thần linh) ban lành sức khỏe, mưa thuận gió hòa.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận trong buổi lễ về nhà mới ở buôn Choa A, xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Lễ về nhà mới là một nét đẹp văn hóa của đồng bào Ê  Đê, là cơ hội để họ gặp nhau và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Phong tục này có từ thuở hồng hoang của tổ tiên người Ê Đê, họ cho rằng bếp lửa quan trọng nhất, mang quyền linh của đấng siêu nhiên. Nó làm cho ngày về nhà bừng sáng, nhưng không đơn thuần chỉ dùng để nấu nướng như người miền xuôi mà còn dùng để xua đuổi tà khí, âm chướng ở nơi rừng thiêng nước độc.

 

Lễ vật cúng về nhà mới gồm: 1 con heo, 1 con gà, rượu cần… nghi lễ cúng trải qua các bước gồm: Báo cáo với thần linh về ngôi nhà mới hoàn thành, sau đó cúng cho ông bà tổ tiên, đến cúng rửa nhà, cúng mừng sức khỏe những người trong gia đình và buôn làng.

 

Người Ê Đê sống đơn giản, không cầu kì, nhưng trong ẩm thực họ sáng tạo từ các món ăn rất đỗi bình thường. Trong lễ về nhà mới, gia chủ đãi khách những món ăn mang đậm chất núi rừng khiến những người ở phương xa dùng một lần mà nhớ mãi.

 

Sớm tinh mơ, vùng đại ngàn phủ đầy hơi sương, núi rừng còn chìm trong “giấc ngủ”, không gian im ắng đó bị phá vỡ bởi tiếng cười nói rôm rã của những người dân bản xứ xôm tụ bên bếp lửa hồng của chủ nhà làm huyên náo cả một góc rừng.

 

Lễ về nhà mới không thể thiếu các ché rượu cần được buộc vào các cây cột bằng tre, nứa xếp thành hàng dọc ở phòng khách của ngôi nhà sàn mới. Những vật dụng này trước đó được thầy cúng dùng tiết heo bôi lên để cầu cho chủ nhà giàu có, yên vui và hạnh phúc.

 

Một nghi lễ không thể thiếu trong ngày về nhà mới của người Ê Đê là thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất.

 

Trong buổi tiệc, khách và chủ nhà thả mình bên các ghè rượu cần cười nói rôm rả. Họ trao đổi với nhau về kinh nghiệm sống và thu hoạch các mùa rẫy đã qua.

 

Mí Luân – Chủ ngôi nhà mới.

 

Bao đời qua nhà sàn người Ê Đê đã đi vào truyền thuyết, sử thi, tuy nhiên, “cơn lốc” đô thị hoá từ thành thị đã đến từng buôn làng, nhà bê tông hoá ngày càng lấn lướt khiến nhà sàn đứng trước nguy cơ bị “xoá sổ”.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO