Yên lòng người giữ biển

20/05/2014 00:00

(TN&MT) - Trong khi các chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nơi điểm nóng Hoàng Sa...

(TN&MT) - Trong khi các chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nơi điểm nóng Hoàng Sa thì nơi hậu phương đang có những người vợ chịu thương, chịu khó, một tay gánh vác việc nhà để các anh an tâm bám biển.
   
Ni lòng người li
   
  Trong căn phòng rộng chừng 50 m2 ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, chị Võ Thị Xuyến, vợ của Trung úy cảnh sát biển (CSB) Thái Song Hiệp đang bồng bé gái còn ẵm ngửa tranh thủ dạy chữ cho cậu con trai năm nay đang học lớp 1. Nhắc về người chồng đang làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, đôi mắt chị đỏ hoe rơm rớm nước, chị Xuyến kể: “Vợ chồng cưới nhau từ năm 2005, nhưng thời gian anh Hiệp dành cho gia đình thật ít ỏi. Em sinh đứa thứ hai mới được ba ngày thì nửa đêm anh có điện thoại. Anh nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ ngay sáng hôm sau. Vậy mà em vẫn cười tươi để anh yên lòng lên đường. Em… quen rồi”. Ngày anh cùng tàu CSB 4033 vào bờ sửa chữa, khi về nhà nghe con gọi ba, anh bế con hét lên vì sung sướng”.
   
  Chị Xuyến hiện là công nhân xí nghiệp may nhưng đã nghỉ làm chăm con từ khi sinh cháu gái thứ hai. Bố mẹ anh chị đều ở xa, gia đình anh Hiệp ở Hà Tĩnh, còn gia đình chị ở tận huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) nên chẳng ai đỡ đần, giúp đỡ chị lúc anh vắng nhà. Một tay chị chăm con nhỏ, đưa đón con trai đi học lại phải chu toàn nhà cửa. Khi chúng tôi hỏi làm vợ lính biển là phải vất vả chờ chồng chăm con thì chị cười hiền: “Lính biển hy sinh cho đồng bào, cho Tổ quốc thì mình hy sinh cho các anh có sá gì”. Với niềm tin, niềm tự hào đó, chị Xuyến đã vững tâm nuôi con, chờ chồng trong hơn 10 năm qua.
   
  Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam, chị Xuyến biết rằng những chuyến đi của chồng giờ sẽ mang thêm nhiều hiểm nguy và dài ngày hơn. Dù bồn chồn lo lắng, song chị trào dâng niềm tự hào vì chồng chị - Trung úy CSB Thái Song Hiệp - đang có mặt nơi ấy. “Em tự hào về công việc của anh nên tự hứa sẽ lo cho hai con thật tốt để động viên anh yên tâm công tác. Khi xem ti vi thấy tàu anh bị đâm, em cũng lo, cũng sợ như bao người vợ khác có chồng đang ở vòng nguy hiểm”, chị Xuyến xúc động nói.
   
  Cũng giống như chị Xuyến, chị Võ Thị Nghĩa (SN 1987) có chồng là CSB đang thực hiện nhiệm vụ ở điểm nóng Hoàng Sa. Căn nhà nơi vợ chồng Trung úy Nguyễn Văn Ngọc (SN 1980) và chị Võ Thị Nghĩa (SN 1989) thuê trên đường Nguyễn Phan Vinh, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng im ắng hẳn vì thiếu vắng một bóng dáng thân thương. Anh Ngọc là chiến sĩ trên tàu CSB 4033 bị tàu Trung Quốc đâm hư hại phải về bờ sửa chữa nên có vài giờ đồng hồ về thăm con, rồi lại lên đường. Bao nhiêu năm lấy nhau, chị không đếm nổi những đêm thao thức trông con khi nhà vắng chồng. Mỗi lượt công tác của anh đều từ hơn tuần đến vài tháng. Lần này, anh đi cũng không hẹn ngày nào trở về. “Có khi giận dỗi, tôi hỏi với anh tàu là nhà, biển cả là quê hương, thế hai mẹ con em thì sao? Hỏi vậy thôi chứ đâu mong câu trả lời, bởi biết đó là lính biển, phải có mặt trên biển”, chị Nghĩa mỉm cười hạnh phúc.
   
Vng lòng hướng ra phía bin
   
  Những ngày biển Đông dậy sóng, tình cảm của cô giáo Nguyễn Thị Hoàn, dạy văn tại trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng dành cho chồng càng nhân lên gấp bội. Chồng cô đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển đảo quê hương. Mỗi năm, anh về thăm vợ con vài ba lần. Ở tuổi 30, cô Hoàn vừa chăm con nhỏ, vừa phải hoàn thành công tác giảng dạy ở trường. Nhưng dù có khó khăn, vất vả bao nhiêu, khi nghĩ về chồng cùng những người lính đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió, trong lòng cô cảm thấy tự hào. “Tôi cũng như bao người dân khác đều cầu mong cho chồng cũng như các chiến sĩ giữ vững tay súng, bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương. Là vợ của bộ đội thì bản thân tôi đã xác định phải tập cho mình tính tự lập, bản lĩnh ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất để anh yên tâm làm tốt nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió. Biết là sẽ vất vả nhưng nếu cho tôi chọn lại thì tôi vẫn chọn lấy chồng là chiến sĩ CSB. Tôi tự hào về điều đó”, cô giáo Nguyễn Thị Hoàn khẳng định.
   
Hàng ngày chị Xuyến đều gọi điện thoại cho chồng để hỏi thăm tình hình
    
   
   
  Từ khi Trung Quốc gây căng thẳng trên biển, bà Nguyễn Thị Đài lặn lội từ miền quê Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) vào TP. Đà Nẵng chăm sóc cháu để các con yên tâm công tác, bởi bà tin rằng hậu phương vững chắc sẽ củng cố tinh thần chiến đấu của những người thân mình trên biển. Người mẹ tóc đã điểm bạc ngoài 60 tuổi vừa đong đưa trên tay đứa cháu nội mới hơn 8 tháng vừa kể: Con trai đầu là Nguyễn Văn Viên (SN 1972), kiểm ngư viên thuộc Chi đội Kiểm ngư số 3, Cục Kiểm ngư Việt Nam tại Đà Nẵng. Hai người con sau là Nguyễn Văn Ngọc (SN 1979) và Nguyễn Văn Tú (SN 1989) đều là CSB. “Đợt này, cả 3 anh em nó đều đang làm nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa. Biết là hiểm nguy, gian khổ nhưng lúc nào tôi cũng động viên các con lên đường làm nhiệm vụ. Vì đó là chủ quyền đất nước, phải cương quyết tranh đấu đến cùng. Ở nhà giữ vững niềm tin chờ ngày con về ” – bà Đài rắn rỏi nói. Những ngày này, mấy mẹ con bà cháu lúc nào cũng mở ti vi để theo dõi tình hình cuộc chiến giữ chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Hai người phụ nữ, mẹ và vợ ai cũng tự hào về con, chồng mình đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Chính hậu phương vững chắc này đã tiếp lửa yêu thương, niềm tin và sức mạnh cho Trung úy Ngọc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
   
  Cuộc đấu tranh ngăn chặn những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của đất nước dự báo còn phức tạp. Chị Xuyến, chị Nghĩa và bà Đài cùng hàng triệu trái tim Việt vẫn luôn là hậu phương vững chắc, để những người lính biển vững tâm bám biển, kiên cường bảo vệ chủ quyền Tổ quốc mà không một thế lực thù địch nào có thể rung chuyển.
   
  Bài và ảnh: LAN ANH – VÕ HÀ
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Yên lòng người giữ biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO