Xử lý môi trường tại các xã vùng biển Hà Tĩnh - Bài 1: Thực trạng đáng báo động

20/09/2013 00:00

Rác thải đang là mối đe dọa thường trực tại nhiều xã vùng biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

(TN&MT) - Rác thải đang là mối đe dọa thường trực tại nhiều xã vùng biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Và hậu quả là nhiều làng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàng ngày phải gồng mình gánh chịu một lượng rác thải không hề nhỏ.
   
Rác thi ngp tràn b bin
   
  Tại xã biển Thạch Kim, thực trạng ô nhiễm vì chất thải hết sức nhức nhối. Vốn là địa phương đất chật, người đông và có thêm cảng biển nên lượng rác thải ở Thạch Kim tăng theo cấp số nhân từng ngày. Đây thực sự là một “vấn đề nóng” của xã. Rác có mặt khắp mọi nơi, đường làng, ngõ xóm, dọc bờ biển, đặc biệt là ở khu vực gần cảng Cửa Sót, người dân thẳng tay xả rác vô tội vạ tạo thành một bãi rác lớn của địa phương.
   
  Ở khu vực này, hàng ngày có đến hàng chục tấn rác được thải ra từ hoạt động mua bán của tiểu thương và người dân quanh vùng. Và hậu quả là bãi biển Thạch Kim phải lĩnh đủ.
   
Người dân vùng biển Hà Tĩnh đang vật lộn tìm kiếm nước sạch.
    
   
  Ông Hà Minh Tân, chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết: "Với dân số gần 11 ngàn dân, trong khi đó diện tích toàn xã 250ha, mật độ dân cư dày đặc đã tạo ra sức ép rất lớn chất lượng cuộc sống của người dân. Lượng rác thải của người dân và rác thải từ hoạt động tàu thuyền luôn là một trong những vấn đề nhức nhối mà bấy lâu nay. Tình trạng này giờ đã vượt qua tầm xử lý của địa phương ".
   
  Không riêng gì các xã ven biển huyện Lộc Hà, còn rất nhiều làng biển khác ở Hà Tĩnh đang phải đối mặt với “báo động” ô nhiễm môi trường vì rác, nước thải bẩn. Tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên người dân địa phương đang gồng mình chịu đựng sự ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và mùi hôi từ các hộ chế biến nước mắm gây nên. Xã biển Thiên Cầm, mặc dù đây là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Tĩnh nhưng hiện tượng vứt rác bừa bãi dọc bờ biển vẫn chưa thực sự được kiểm soát, khiến bãi biển của địa phương ngày càng mất dần vẻ trong lành vốn có.
   
  Giải thích về thực trạng này, đại diện Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh cho hay: “Tình trạng đổ rác thải, nước thải bừa bãi xuất phát từ chính nếp sống, tập quán sinh hoạt của người dân. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản không tuân thủ các quy trình bảo đảm vệ sinh môi trường, hằng trăm lượt tàu, thuyền ra vào cảng cá đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn và các chất tẩy rửa mỗi ngày đang gây ra những hệ lụy khôn lường đối với hệ sinh thái biển và trở thành vấn đề đáng lo ngại cho sự phát triển bền vững kinh tế biển hiện nay. . . . ”.
   
Nước sch, ni khát khao ca người dân
   
  Có một thực tế là hiện nay nhiều làng biển Hà Tĩnh đang có nguy cơ bị xâm nhập mặn do nhiều yếu tố tự nhiên khách quan và hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ dân gây nên. Do đó, không chỉ đối mặt với báo động ô nhiễm môi trường do “quá tải” chất thải, các địa phương này còn đang đứng trước một thực trạng không kém phần nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đó chính là thực trạng “khát” nước sạch.
   
  Thạch Kim là xã vùng cửa biển, nơi đất chật người đông. Cả xã có 11 nghìn nhân khẩu với trên 2.000 hộ nhưng phải sống chen chúc trên một diện tích nhỏ hẹp. Nguồn nước sinh hoạt ở đây không chỉ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn do nước biển mà còn bị ô nhiễm bởi chất thải từ chăn nuôi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật… khiến người dân không dám sử dụng nước để sinh hoạt. Người dân hằng ngày phải mua nước để sử dụng với giá giá cắt cổ 4.000 đồng một can 20 lít. Khó khăn là vậy nhưng biết làm sao khi nhu cầu nước sạch để đảm bảo sức khỏe là điều hết sức cần thiết.
   
Bãi rác Long Hải nằm ngay trên bãi tắm ở biển Thạch Kim
   
  Nguồn nước cung cấp cho người dân xã Thạch Kim được lấy Khe Sư và Khe Hao. Người dân đi lấy nước phải đi thuyền qua sông khoảng 4 cây số, đi vào Rú Bể ( Rừng Bể ) nơi có khe suối. Ở đây, những người dân sống ở chân khe tự chủ trương lắp đặt máy bơm nước, vòi nước bơm vào thùng  rồi bán cho khách.
   
  Tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân người nuôi tôm lấy nguồn nước từ biển và nguồn nước ngọt từ các giếng khoan ven bờ cho vào hồ. Cứ khoảng mười ngày, họ xả nước ở đáy hồ ra ngoài, bơm nước vào và tiến hành sục khí. Mỗi lần xả nước thải như thế là thêm một lần nguồn nước ở khu vực ở gần khu nuôi tôm của xã nhất có nguy cơ nhiễm phèn, mặn.
   
  Làng biển Cồn Gò, xã biển Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên cũng đang có chung tình trạng khi 178 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu của địa phương luôn khắc khoải đợi nước về từ nhiều năm nay. Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng cho biết: "Hiện tại người dân trong xã đều sử dụng nước mưa để sinh hoạt do mạch nước ngầm ở đây bị nhiễm phèn và mặn nên giải quyết nguồn nước sinh hoạt đang là bài toán chưa có lời giải hiện nay đối với địa phương".
   
  Nhìn cảnh người dân Cồn Gò chật vật dùng dụng cụ tự chế để tích trữ từng giọt nước mưa, chúng tôi hiểu, người dân làng biển Hà Tĩnh đang cùng chung một ước mơ cháy bỏng: Sớm có nước sạch!
Đức Cảnh
Bài 2: Cần một nỗ  lực đủ mạnh
   
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý môi trường tại các xã vùng biển Hà Tĩnh - Bài 1: Thực trạng đáng báo động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO