Tài nguyên thiên nhiên được tiêu thụ nhanh hơn 50% so với khả năng có thể tái tạo. Do đó phát triển bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn đã trở thành mục tiêu của nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Với INSEE Việt Nam, phương pháp tiếp cận “Sản xuất xanh trong nền kinh tế tuần hoàn” là tập trung giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô cũng như thất thoát năng lượng trong quá trình sản xuất, đồng thời tận dụng tối đa khả năng tái chế và tái sử dụng nguồn năng lượng này để đưa trở lại vào quy trình sản xuất của mình. Nhân ngày Môi trường Thế giới (5/6), Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc phỏng vấn Ông James Ruxton - Giám Đốc Sản Xuất của công ty xi măng INSEE Việt Nam về chủ đề “Sản xuất xanh trong nền kinh tế tuần hoàn” nhằm hiểu rõ hơn về định hướng phát triển bền vững cũng như những phương pháp tiếp cận mới mà INSEE đã và đang áp dụng cho quy trình sản xuất của mình.
Phóng viên: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về phương pháp sản xuất xanh mà doanh nghiệp đang triển khai để sản xuất xi măng hướng đến nền kinh tế tuần hoàn như đã nhắc đến ở trên.
Ông James Ruxton: Đầu tiên, INSEE luôn ưu tiên hàng đầu về mục tiêu giảm thiểu nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng trong quá trình sản xuất. Chúng tôi hiểu rằng mỗi tấn clinker tiết kiệm được có thể mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Bằng cách sử dụng nguyên liệu thô thay thế như tro bay và xỉ thép để thay thế clinker trong sản xuất xi măng, INSEE Việt Nam đã kiểm soát đáng kể việc sử dụng clinker trong công thức xi măng của chúng tôi, góp phần giảm lượng khí thải CO2 ít nhất 24% với mỗi tấn xi măng sản xuất và giúp tiêu thụ các phụ phẩm của ngành công nghiệp khác. Điều này không gây ảnh hưởng đến hiệu suất công nghiệp hay chất lượng sản phẩm, mà thậm chí còn cải thiện và nâng cao chất lượng xi măng như tăng độ bền và chống ăn mòn…
Ông James Ruxton - Giám Đốc Sản Xuất của công ty xi măng INSEE Việt Nam |
Bên cạnh đó, INSEE Việt Nam luôn đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến với mục tiêu làm cho các quy trình sản xuất và vận hành trở nên thân thiện hơn với môi trường. Đầu tiên có thể kể đến việc nhà máy tích hợp công nghệ cao của chúng tôi ở Hòn Chông đã đưa vào vận hành Máy nghiền đứng (VRM) giúp tiêu thụ năng lượng ít hơn khoảng 20% so với máy nghiền bi truyền thống. Tiếp theo là hệ thống tận dụng nhiệt thải từ hoạt động sản xuất nhằm tạo ra năng lượng điện để bù một phần năng lượng phải mua từ lưới điện quốc gia. Nhà máy điện thu hồi nhiệt thải của chúng tôi đáp ứng 25% nhu cầu điện năng của nhà máy, gián tiếp giảm thiểu khoảng 25.000 tấn khí thải CO2 trong một năm, tương đương với 9.300 tấn than.
INSEE Việt Nam lọt Top “50 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam năm 2020”
Ông James Ruxton: Với mục tiêu kiểm soát tối đa lượng phát thải bụi trong quá trình sản xuất xi măng, INSEE đã chủ động lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất, đặc biệt là tại nhà máy Hòn Chông – Kiên Giang. Hệ thống dây chuyền này liên tục được chúng tôi đầu tư và nâng cấp, đặc biệt có thể nhắc đến hệ thống lọc bụi túi được hoàn thành vào năm 2013 là một trong những bước tiến trong quá trình phát triển hướng đến cải thiện các Chỉ số Môi trường của INSEE. Lượng phát thải bụi trung bình tại ống khói chính lò nung clinker của nhà máy Hòn Chông nói riêng và của tất cả các nhà máy của xi măng INSEE nói chung thấp hơn 5 lần so với giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2009 và QCVN 41:2011 là 100mg/Nm3.
Phóng viên: Không chỉ là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xi măng, INSEE còn được được biết đến thông qua công nghệ Đồng xử lý của INSEE Ecocycle. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về mối liên quan giữa giải pháp quản lý chất thải và việc ứng dụng sản xuất xanh mà INSEE đang triển khai?
Ông James Ruxton: Như đã chia sẻ, INSEE luôn nỗ lực tối đa để đầu tư các phương pháp, hệ thống cũng như công nghệ tiên tiến nhất để tối ưu hóa hệ thống vận hành và sản xuất của mình. Trong đó, công nghệ Đồng Xử Lý Chất Thải trong lò nung xi măng hiện đang được toàn thế giới công nhận là một trong những giải pháp bền vững nhất để xử lý chất thải không thể tái chế. Đây là giải pháp được nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững, Công ước Basel, Hiệp hội Xi măng châu Âu… công nhận là công nghệ xử lý chất thải an toàn, thân thiện với môi trường và khuyến khích áp dụng. INSEE Ecocycle (thương hiệu Quản lý chất thải của INSEE) đã đồng xử lý an toàn và triệt để gần 1,2 triệu tấn chất thải. Các chất thải này sau khi được xử lý sẽ được đưa vào sử dụng như nhiên liệu để sản xuất xi măng thay cho nhiên liệu hóa thạch truyền thống, giúp giảm thiểu hơn 1 triệu tấn khí thải nhà kính nhờ công nghệ Đồng Xử Lý trong lò nung xi măng. Công nghệ tiên tiến này đã giúp chúng tôi cũng như hơn 200 tập đoàn khác thực hiện sứ mệnh Sản Xuất Xanh trong nền Kinh Tế Tuần Hoàn.
Phóng viên: Ông có thể chia sẻ về chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới không?
Xi măng INSEE Việt Nam: Tiên phong sản xuất xanh trong nền kinh tế tuần hoàn |
Ông James Ruxton: Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì định hướng kinh doanh theo tuyên ngôn thương hiệu Vững Xây Cuộc Sống. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất hoặc tăng thêm nhiên liệu và nguyên liệu thô thay thế thông qua Giải pháp quản lý chất thải Ecocycle. Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược của chúng tôi là tiếp tục phát triển các danh mục xi măng thân thiện với môi trường và tích cực ủng hộ xu hướng phát triển các công trình Xanh. Cụ thể, vừa qua công ty xi măng INSEE đã tài trợ 20 tỷ đồng xây dựng tổ hợp trường Kiên Bình 2 ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Dự án này được thiết kế theo tiêu chí công trình xanh, sử dụng hoàn toàn xi măng INSEE và đã được VGBC cấp Chứng nhận Công trình xanh LOTUS hạng Vàng.
Bên cạnh những nỗ lực để ứng dụng sản xuất xanh, chắc chắn trong thời gian tới INSEE sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho công tác nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể, INSEE là đơn vị xi măng duy nhất tại Việt Nam đã hợp tác hơn 10 năm với Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) để bảo tồn đa dạng sinh học trên các khu vực núi đá vôi và đất ngập nước ở tỉnh Kiên Giang.
Xin cảm ơn Ông!