Trả lời
Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau:
Vấn đề xử lý vi phạm liên quan đến quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước được quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Cụ thể, Điều 45 cho biết:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng nước trước đồng hồ đo nước; Làm sai lệch đồng hồ đo nước; Tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước; Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị đo đếm nước không đúng quy định.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước; Tự ý đấu nối đường ống cấp nước, thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định; Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định; Cung cấp nước không phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước mà không có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, hành vi tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước cảu người dân là vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng. Ngoài ra, những người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi gây ra.