Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

01/03/2016 00:00

(TN&MT) - Sáng nay (1/3), tại khu lưu niệm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xã Đức Tân, huyện Mô Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1/3/1906 - 1/3/2016).

Tại khu lưu niệm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xã Đức Tân, huyện Mô Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Tại khu lưu niệm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xã Đức Tân, huyện Mô Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Dự lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; ông Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đại diện các lãnh đạo của các Ban, Bộ ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi.

Đọc diễn văn tại buổi lễ kỷ niệm, ông Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã ôn lại cuộc đời chiến đấu và những đóng góp to lớn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh ngày 1/3/1906 tại làng Thi Phổ Nhất, nay thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). Ông có bí danh là anh Tô - một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ

Cuối năm 1927, sau khi về nước và hoạt động ở Nam Kỳ, Phạm Văn Đồng có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành tổ chức cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến tháng 7/1929, Phạm Văn Đồng bị thực dân Pháp bắt rồi bị kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo. Sau khi được trả tự do, vào năm 1936, Phạm Văn Đồng ra Hà Nội hoạt động công khai.

Đến tháng 5/1940, Phạm Văn Đồng được Trung ương Đảng cử sang hoạt động ở Côn Minh (Trung Quốc) và bắt liên lạc với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1942, khi trở về Cao Bằng hoạt động, Phạm Văn Đồng là người có nhiều công lao trong quá trình vận động, tổ chức Mặt trận Việt Minh, tham gia xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, chuẩn bị lực lượng và các điều kiện tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… đã trồng cây lưu niệm tại khu tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… đã trồng cây lưu niệm tại khu tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đồng chí Phạm Văn Đồng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, là một người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Mình vĩ đại, là người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người bạn tin cậy bạn bè quốc tế, nhà văn hóa lớn. Đồng chí Phạm Văn Đồng rất quan tâm, bồi dưỡng, đồi ngũ cán bộ, công cuộc xây dựng Đảng và trong cách đội thoại tài năng, vận động sáng tạo trên độc lập chủ quyền.

Dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… đã trồng cây lưu niệm tại khu tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Tin & ảnh: Xuân Lam

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO