Tìm giải pháp xử lý an toàn chất da cam/dioxin

30/10/2014 00:00

(TN&MT) - Sáng ngày 29/10 tại Hà Nội, Chương trình KHCN - 33/11-15 (Bộ TN&MT) Tổ chức Hội thảo khoa học "Một số kết quả nghiên cứu mới về hậu quả chất da...

   
(TN&MT) - Sáng 29/10 tại Hà Nội, Chương trình KHCN -33/11-15 (Bộ TN&MT) tổ chức Hội thảo khoa học “Một số kết quả nghiên cứu mới về hậu quả chất da cam/dioxin” .
   
  Theo PGS. TS Lê Kế Sơn, Chủ nhiệm Chương trình KHCN -33/11-15, hiện nay, với sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ cũng như giới khoa học, các điểm nóng về ô nhiễm chất da cam/dioxin sở các sân bay quân sự Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa đã và đang được khoanh vùng, đánh giá và triển khai công tác xử lý môi trường. Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, sân bay Biên Hòa đã được xác định là có mức độ và phạm vi ô nhiễm lớn hơn và phức tạp hơn ở sân bay Đà Nẵng, khối lượng đất/trầm tích ô nhiễm cần xử lý được ước tính lên đến trên 200.000m3.
   
   
Toàn cảnh Hội thảo
   
  Bên cạnh dioxin nguồn gốc từ chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến trang, dioxin còn được phát thải ra môi trường từ quá trình nhiệt trong một số ngành công nghiệp điển hình như:  đốt chất thải, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất hóa chất, sản xuất xi măng… Theo báo cáo của UNEP, các nguồn phát thải từ các hoạt động này đóng góp chính vào sự phát thải dioxin toàn cầu. Các chất ô nhiễm trong đó bao gồm cả dioxin và furan được thải qua các ống khói nhà máy và di chuyển trong không khí, sau đó lắng đọng và tích tũy trong hệ sinh thái.
   
  Tại Hội thảo các chuyên gia đã báo cáo các đề tài khoa học thuộc Chương trình “Nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người”, bao gồm: nghiên cứu ban đầu về công nghệ tích hợp xử lý triệt để đất nhiễm chất da cam/dioxin phù hợp với điều kiện Việt Nam; tình hình thực hiện chính sách đối với nạn nhân da cam/dioxin ở Việt Nam; khả năng đàm phán dàn xếp yêu cầu các công ty hóa chất Hoa Kỳ bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam; nghiên cứu biến đổi gen ở một gia đình nạn nhân có nồng độ dioxin trong máu cao; hiệu quả điều trị bằng phương pháp Hubard ở những người phơi nhiễm chất da cam/dioxin tại Bệnh viện 103….
   
  Đa số các đại biểu đánh giá cao những kết quả của các đề tài nghiên cứu, các đại biểu cho rằng, để công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đạt được hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực vượt bậc của Nhà nước, các ngành, các cấp, sự chung tay của cộng đồng cần tăng cường đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và các tổ chức xã hội của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế trên các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, giúp đỡ nạn nhân, nâng cao năng lực đến công nghệ xử lý, phục hồi môi trường…
   
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp xử lý an toàn chất da cam/dioxin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO