Tìm giải pháp tăng giá trị đất nông nghiệp

14/10/2014 00:00

(TN&MT) - Đó là khuyến nghị của TS Nguyễn Thanh Bình, giảng viên trường Đại học Bắc Hà về chính sách đất đai góp phần vào quá trình tái cơ cấu ngành nông...

   
(TN&MT) - Đó là khuyến nghị của TS Nguyễn Thanh Bình, giảng viên trường Đại học Bắc Hà về chính sách đất đai góp phần vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bởi, thời gian qua, bên cạnh những thành tựu nổi bật, ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế, nhiều diện tích đất bị bỏ hoang, chuyển đổi sai mục đích trong khi nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp lớn, khả năng tích tụ ruộng đất lại rất thấp dẫn đến lợi nhuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của họ.
   
Khó duy trì đt lúa!
   
  Theo TS. Nguyễn Thanh Bình, thời gian qua, nước ta đã từng bước có các chính sách để nông dân tích tụ ruộng đất, thực hiện cánh đồng mẫu lớn góp phần đưa nông nghiệp phát triển toàn diện. Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được bố trí một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước. Nhờ đó đã góp phần giúp nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhịp độ tăng trưởng khá: Trong giai đoạn 2008 - 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng 4,6%/năm, giá trị gia tăng ước đạt 3,28%/năm. Sản lượng lúa trong 5 năm qua tăng thêm hơn 5 triệu tấn (từ 38,6 triệu tấn lên gần 44 triệu tấn).
   
   
  Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực đo, hiện diện tích đất này ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả. Đặc biệt, đất nông nghiệp bị mất dần trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, do đó việc duy trì được diện tích 3,81 triệu ha trồng lúa đến năm 2020 là khó khăn, thách thức rất lớn.
   
  Ngoài ra, khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân rất thấp dẫn đến mức lợi nhuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của họ. Theo số liệu năm 2012, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta đạt khoảng 940 ngàn tỷ đồng, doanh thu bình quân đạt khoảng 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó, ngành nông nghiệp đạt khoảng hơn 80 triệu đồng/ha/năm; ngành nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 120 triệu đồng/ha/năm.
   
  Hiện chỉ có khoảng 1% số nông hộ lập trang trại với quy mô đất trung bình của một trang trại cũng chỉ đạt 6 ha. Nguyên nhân chính của việc này là hoạt động của thị trường đất nông nghiệp rất yếu ớt. Chỉ có 2,5% hộ nông thôn bán quyền sử dụng đất trong 5 năm từ 2001 - 2005, và khoảng 4% trong giai đoạn 2006 - 2010. Nguyên nhân là do, nhiều hộ sản xuất không hiệu quả, thu nhập chủ yếu từ các hoạt động phi nông nghiệp nhưng vẫn muốn giữ đất như một cơ chế để bảo hiểm rủi ro do thiếu hệ thống an sinh xã hội chính thức tại nông thôn. Trong khi đó, với nguồn tích lũy hạn chế và thiếu hỗ trợ tín dụng nên rất khó cho các nông dân giỏi có đủ khả năng mua hoặc thuê lại đất của các nông dân khác.
  Kết quả, là rất nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực ven đô hoặc đất rừng được các nhà đầu tư thành thị mua hoặc thuê để đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả.
   
Phân b hp lý - tăng giá tr đt
   
  Để sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp, TS. Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cần tập trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết việc làm và thu nhập của bộ phận nông dân không có đất. Về lý thuyết, cần chuyển bộ phận lao động này sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp theo xu thế giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này ở nước ta trong những năm tới gặp không ít khó khăn do các ngành công nghiệp hiện đại thu nạp lao động tăng thêm ít, nhất là khi xu hướng sản xuất tự động hóa trở nên phổ biến. Để chuyển lao động sang lĩnh vực dịch vụ, cần nâng cao năng suất lao động của các ngành nông nghiệp và công nghiệp, trong khi đó vấn đề này chưa thực sự phát triển tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phải phân bổ hợp lý đất đai cho các ngành kinh tế khác nhau, nhất là mối quan hệ giữa đất trồng cây lương thực, đất trồng rừng, đất phi công nghiệp, đất dịch vụ, đất chỉnh trang và phát triển đô thị... Hiện nay, quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp. Chính vì vậy, tìm ra chính sách cho phép phân bổ đất hợp lý vào các ngành nghề khác nhau là nhiệm vụ quan trọng của chính sách đất đai trong những năm tới.
   
  Ngoài ra, cần quan tâm bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất để người sử dụng đất yên tâm bỏ công sức, tiền vốn vào khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả cao nhất. Rà soát lại quy hoạch, lập lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp. Quy hoạch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác.
   
Trường Giang
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp tăng giá trị đất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO