Tiềm năng quặng titan của Việt Nam: Đủ cơ sở phát triển ngành công nghiệp khai thác

24/10/2013 00:00

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên quặng titan, zircon với tổng trữ lượng là 664 triệu tấn quặng tinh.

(TN&MT) - Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên quặng titan, zircon với tổng trữ lượng là 664 triệu tấn quặng tinh. Trong đó tài nguyên tập trung chủ yếu trong tầng cát đỏ vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 558 triệu tấn tinh quặng titan - zircon. Thuận lợi về trữ lượng và đường vận chuyển là những ưu thế để phát triển ngành công nghiệp khai thác titan tại nước ta.
   
Bn đ sa khoáng titan – zircon ti Vit Nam
   
  Sa khoáng titan chủ yếu nằm ở  dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, 83% nằm ở những vùng có tầng cát đỏ của Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại tỉnh Ninh Thuận, diện tích tầng cát đỏ chứa sa khoáng titan - zircon chủ yếu tập trung ở xã Phước Dinh, xã An Hải huyện Thuận Nam với tổng diện tích 44 km2. Tài nguyên dự báo 27 triệu tấn, trong đó quặng zircon là 2,1 triệu tấn. Tại tỉnh Bình Thuận bao gồm 2 khu vực chứa quặng: Tuy Phong - Bắc Phan Thiết và Hàm Thuận Nam - Xuyên Mộc. Ngoài ra, một phần của khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thuộc địa phận các xã: Phú Lạc, Phong Phú, Bình Thạnh, Chí Công, Hoà Minh, Hoà Phú, thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa có tổng diện tích là 103 km2, tại đây đã khoanh định thành 3 thân quặng. Hàm lượng trung bình tổng khoáng vật nặng có ích từ 0,71 đến 0,80 %. Tổng tài nguyên sa khoáng titan - zircon khu Tuy Phong cấp 334a là 23,9 triệu tấn khoáng vật nặng có ích, trong đó: các khoáng vật titan 20 triệu tấn (ilmenit 18 triệu tấn, rutil 322 nghìn tấn, anatas 283 nghìn tấn, leucocen 1,2 triệu tấn), zircon 3,8 triệu tấn, monazit 45 nghìn tấn.
   
    
Một điểm khai thác titan tại Ninh Thuận
    
   
  Riêng Khu Bắc Phan Thiết: Có diện tích 636 km2, phân bố từ Sông Lũy đến thành phố Phan Thiết, ở phía đông và phía nam Quốc lộ 1, thuộc địa phận các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; là khu có diện tích, quy mô quặng tập trung lớn nhất (trong đó có khu Lương Sơn với diện tích 150 km2). Hàm lượng trung bình tổng khoáng vật nặng có ích trong các thân quặng thay đổi từ 0,5% đến 0,86%, trung bình 0,63%, bề dày thân quặng thay đổi từ 17,7 m đến 130,5 m, trung bình 82,18 m. Tổng tài nguyên dự tính và dự báo khu Bắc Phan Thiết cấp 333 + 334a là 476 triệu tấn tinh quặng, tài nguyên của từng loại cụ thể như sau: Tài nguyên cấp 333 là 299 triệu tấn, trong đó titan 254 triệu tấn (ilmenit 138 triệu tấn, rutil 3,7 triệu tấn, anatas 3,7 triệu tấn, leucocen 16,2 triệu tấn), zircon 44 triệu tấn, monazit 751 nghìn tấn; Tài nguyên cấp 334a là 177 triệu tấn, trong đó titan 153 triệu tấn (ilmenit 137 triệu tấn, rutil 2,4 triệu tấn, anatas 2,2 triệu tấn, leucocen 10,5 triệu tấn), zircon 23,3 triệu tấn, monazit 481 nghìn tấn.
   
  Tổng tài nguyên titan - zircon dự tính và dự báo cấp 333 + 334a khu Nam Phan Thiết là 56 triệu tấn khoáng vật nặng có ích. Trong đó, các khoáng vật titan 49 triệu tấn (ilmenit 43 triệu tấn, rutil 820 nghìn tấn, anatas 887 nghìn tấn, leucocen 3,9 triệu tấn), zircon 7,1 triệu tấn, monazit 95 nghìn tấn.
  Tổng tài nguyên dự tính và dự báo khu Hàm Tân là 1,6 triệu tấn khoáng vật nặng có ích. Trong đó, các khoáng vật titan 1,3 triệu tấn (ilmenit 1,1 triệu tấn, rutil 28 nghìn tấn, anatas 21 nghìn tấn, leucocen 92 nghìn tấn), zircon 314 nghìn tấn, monazit 2 nghìn tấn…
   
Hình thành các khu công nghip khai thác, chế biến
   
  Tài nguyên quặng sa khoáng titan ở Việt Nam rất lớn, đảm bảo đủ cơ sở để xây dựng các khu công nghiệp khai thác, chế biến hiện đại, phát triển ổn định lâu dài.
  Theo phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025, các vùng thuộc khu vực hoạt động khoáng sản titan gồm Thái Nguyên, vùng Thanh Hóa - Hà Tĩnh, vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, vùng Bình Định - Phú Yên, và vùng Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, sẽ hình thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với các sản phẩm chính là xỉ titan, pigment, titan xốp, titan kim loại. Đồng thời sẽ xây dựng phát triển tỉnh Bình Thuận trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu. Để phục vụ việc phát triển khai thác titan trong thời gian tới, Bộ TN&MT đã đề xuất với Chính phủ quy hoạch thăm dò khai thác quặng sa khoáng titan trong tầng cát đỏ tại khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận với diện tích 150 km2, có tài nguyên đã đánh giá cấp 333 và 334a là 127 nghìn tấn, trong đó  zircon là 17 nghìn tấn.  Đây được coi là những động thái nhằm phát triển ngành công nghiệp titan một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
   
Q.Minh
   
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiềm năng quặng titan của Việt Nam: Đủ cơ sở phát triển ngành công nghiệp khai thác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO