Thừa Thiên - Huế: Xử lý rác thải sinh hoạt chưa theo kịp thực tế

08/07/2014 00:00

(TN&MT) - Sau hơn 2 năm triển khai đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các địa phương đã tích cực vào cuộc.

(TN&MT) - Sau hơn 2 năm triển khai đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các địa phương đã tích cực vào cuộc. Tuy nhiên, sức ép đô thị hoá và phát triển kinh tế đang khiến môi trường đô thị  và nông thôn đối mặt với ô nhiễm. Trong khi đó, “bài ca” thiếu tiền, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho thu gom, xử lý CTRSH chính là rào cản lớn nhất.
   
Chp vá và nh l
   
  Thời gian qua, thực hiện đề án thu gom, xử lý CTRSH của tỉnh Thừa Thiên - Huế, hầu hết các huyện, thị xã đều đã thành lập mạng lưới thu gom rác thải. Ngoài ra, Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế (gọi tắt HEPCO) được xem là đơn vị đầu mối chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý rác cũng đã vươn ra nhiều địa phương có nhu cầu. Hiện nay, HEPCO đang thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại 5 huyện, thị xã và thành phố, theo 2 mô hình: Thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trọn gói tại 38 phường, xã của TP. Huế, Hương Thủy, Hương Trà và mô hình vận chuyển, xử lý tại 37 xã, thị trấn của Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang.
   
   
Nhiều sông, đầm đang bị bức tử vì rác
    
   
  Mặc dù vẫn chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ rác thải được thu gom, song nhìn tổng thể, hầu hết các địa phương đều đang thực hiện tích cực đề án thu gom xử lý CTRSH. Riêng báo cáo của HEPCO, tổng khối lượng rác thải do đơn vị xử lý đạt 275 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom đối với TP. Huế đạt 95%, Hương Thủy đạt 45%, Hương Trà 45%, Phú Lộc 40%, Phú Vang 35%.
   
  Đó chỉ mới bàn đến công tác thu gom, còn khâu vận chuyển, xử lý rác thải vẫn đang là bài toán nan giải của nhiều địa phương. Mặc dù đã công bố quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý CTRSH của tỉnh từ cách đây gần 4 năm, song do khó khăn về kinh phí nên những bãi xử lý rác thải theo quy hoạch vẫn chưa được xây dựng. Trong khi đó, kinh phí để vận chuyển rác lên bãi xử lý rác của tỉnh quá lớn, không đủ sức để đáp ứng thường xuyên, điều này đồng nghĩa với hàng ngàn khối lượng rác thải vẫn nằm lộ thiên và lưu cữu ở nhiều khu vực chưa được xử lý. Điển hình nhất là ở những khu vực ven biển, đầm phá, nơi có mật độ tập trung dân cư đông đúc và cách xa bãi rác tập trung của tỉnh. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 2 bãi chôn lấp xử lý rác ở Thủy Phương (Hương Thủy) và Lộc Thủy (Phú Lộc) được đánh giá có quy mô, hợp vệ sinh. Còn một số địa phương khác như Hương Trà, Phong Điền đều đã có bãi chôn lấp rác tuy được thiết kế hợp vệ sinh, nhưng công tác vận hành chưa đảm bảo môi trường. Ngoài ra, còn vô số các bãi rác lộ thiên, quy mô nhỏ, tự phát xuất hiện ngày càng nhiều, gây phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.
   
G khó
   
  Ngân sách cho lĩnh vực vệ sinh môi trường còn hạn chế. Kinh phí đầu tư trang thiết bị, phương tiện và xây dựng cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Đó là những lý do khiến bức tranh về môi trường từ đô thị đến nông thôn còn nhiều mảng tối.
   
  Theo ông Nguyễn Việt Hùng - Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Thừa Thiên - Huế, để tháo gỡ những vướng mắc, tiến đến đảm bảo hoạt động thu gom, xử lý CTRSH một cách hiệu quả, trước tiên, tỉnh cần xem xét cân đối hỗ trợ, bố trí kinh phí vận chuyển rác từ các trung tâm huyện, lỵ lên bãi xử lý rác của tỉnh giống như tỉnh đã và đang bố trí cho TP. Huế. Thứ hai, tỉnh cần xem xét tăng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho các địa phương để đầu tư trang thiết bị, phương tiện, nhằm tăng hiệu quả thu gom. Thứ ba, cần bố trí kinh phí cho Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế để tăng cường năng lực, mở rộng địa bàn, tăng tần suất thu gom rác, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH rộng khắp. Thứ tư, cần hoàn thiện, nâng cấp Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế theo quy mô của tỉnh và hình thành các xí nghiệp hoặc công ty con tại các huyện, thị xã để đảm nhiệm thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, tỉnh nên có nguồn kinh phí ưu đãi để hỗ trợ cho các tổ, đội, nhóm tình nguyện trong cộng đồng tăng cường hoạt động thu gom rác, từng bước xã hội hóa công tác này.
   
  Nếu những điều kiện cần kể trên được giải quyết thì vấn đề đạt được mục tiêu đến năm 2015 có trên 95% tổng lượng CTRSH nội thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế; 70% tổng lượng CTRSH phát sinh tại nông thôn, khu vực đầm phá và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường... cơ bản sẽ đạt kết quả.
   
  Bài và  ảnh: Xuân Giang
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên - Huế: Xử lý rác thải sinh hoạt chưa theo kịp thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO