Ảnh minh họa |
Diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam
Tính từ 12h đến 18h ngày 31/5, có 85 ca mắc mới (BN7237-7321), bao gồm 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (2), Tây Ninh (1) và 82 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (43), Bắc Ninh (34), Bình Dương (3), Hà Nội (1), Trà Vinh (1).
Trong ngày 31/5, Việt Nam ghi nhận thêm 214 ca mắc mới, bao gồm 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (2), Tây Ninh (1) và 211 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (134), Bắc Ninh (38), Hà Nội (28), Lạng Sơn (3), Bình Dương (3), Long An (2), Đắk Lắk (1), Đà Nẵng (1), Trà Vinh (1).
Có 12 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Tính đến 18h ngày 31/5: Việt Nam có tổng cộng 5.815 ca ghi nhận trong nước và 1.506 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 4.245 ca. Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện 1.318.564 mẫu cho 2.427.467 lượt người.
Thông tin các ca mắc mới
CA BỆNH BN7287, BN7291 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam: Ngày 29/5, các bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh Việt Nam trên chuyến bay VJ8859, và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 31/5 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam.
CA BỆNH BN7300 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh. Ngày 11/5, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 30/5 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, Tây Ninh.
CA BỆNH BN7237 ghi nhận tại TP. Hà Nội: nam, 1 tuổi, F1 của BN5408, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 30/5 dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN7238-BN7247, BN7249-BN7251, BN7254, BN7256-BN7257, BN7259-BN7260, BN7262, BN7266-BN7268, BN7271, BN7273, BN7276, BN7279-BN7280, BN7282-BN7283, BN7286, BN7289-BN7290, BN7293-BN7294 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 6 ca là F1, 14 ca liên quan ổ dịch KCN Khắc Niệm, 12 ca liên quan ổ dịch KCN Quế Võ, 2 ca liên quan ổ dịch Thuận Thành. Kết quả xét nghiệm ngày 29-30/5 dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN7248, BN7252-BN7253, BN7255, BN7258, BN7261, BN7263-BN7265, BN7269-BN7270, BN7272, BN7274-BN7275, BN7277-BN7278, BN7281, BN7284-BN7285, BN7288, BN7292, BN7295-BN7299, BN7301, BN7303-BN7304, BN7307-BN7308, BN7310-BN7321 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN7302 ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh: nam, 21 tuổi, F1 của BN6289, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 30/5 dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN7305-BN7306, BN7309 ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: là các trường hợp F1 BN7067, F1 BN7068, liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng; đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 30/5 dương tính với SARS-CoV-2.
Tình hình điều trị
Theo báo cáo của Bộ Y tế, có thêm 80 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 161 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 91 ca; số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2 là 79 ca.
Trong ngày 31/5, tỉnh Bắc Giang cho xuất viện 36 trường hợp, trong đó Bệnh viện Dã chiến số 1 cho xuất viện 27 bệnh nhân, Bệnh viện Phục hồi chức năng cho xuất viện 9 bệnh nhân. Các trường hợp này đều là công nhân của Khu công nghiệp Việt Yên. Tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp đón công dân của địa phương về cách ly tại nơi cư trú theo quy định.
Cũng theo Bộ Y tế, có 9 bệnh nhân cai thở máy thành công tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: BN3385, BN3186, BN3096, BN3142, BN3157, BN4232, BN3030, BN3263, BN3595.
Bộ Y tế khuyến khích, tạo điều kiện tối đa các doanh nghiệp, địa phương nhập khẩu vắc xin COVID-19 vào Việt Nam
Chiều 31/5, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Bộ Y tế khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng vắc xin an toàn luôn được Bộ Y tế quan tâm hàng đầu.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành cũng như khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 để có nguồn vắc xin sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.
Tới đây, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc xin. Kể cả trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ thì Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện.
“Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng thì Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của nhà nước thực hiện tiêm chủng vắc xin này”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Bộ Y tế đã xem xét và rà soát lại tất cả các quy trình, thủ tục trong vấn đề về cấp phép và đánh giá kiểm định chất lượng. “Đối với các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và uỷ quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vắc xin đó” - Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Đồng thời khi vắc xin được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 2 ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vắc xin vào Việt Nam và uỷ quyền của nhà sản xuất thì Hội đồng cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vắc xin đó để có thể sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.
“Bộ Y tế sẽ cắt gỉảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vắc xin, đảm bảo an toàn vắc xin và chống việc giả mạo vắc xin. Những nội dung này đã được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã sẵn sàng thực hiện những việc này”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đồng thời nhấn mạnh: Bộ Y tế khuyến khích tất cả cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp vắc xin về Việt Nam, nếu có uỷ quyền chính thức của nhà sản xuất.
Đối với địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vắc xin của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận.
Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý cũng lưu ý, hiện nay có tình trạng nhiều bên đứng ra làm đại diện môi giới vắc xin. Do vậy các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất vắc xin, hoặc đơn vị được nhà sản xuất ủy quyền, không nên qua bên thứ 3, để tránh nguy cơ mua phải vắc xin giả mạo hoặc bị lừa đảo, như tổ chức Interpol đã cảnh báo.