Trung tâm có chức năng nghiên cứu, nâng cao dân trí về văn hóa môi sinh và tổ chức các hoạt động khác liên quan đến vấn đề văn hóa môi sinh. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu các vấn đề về văn hóa môi sinh như: Môi trường sinh thái, sự biến đổi của khí hậu, thời tiết, hiểm hỏi thiên nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó trung tâm cũng giảng dạy về các vấn đề: Đào tạo môn học Đại cương Văn hóa môi sinh: Nhân sinh quan và thế giới quan đối với môi sinh: đất, nước, lửa, mưa, gió, sông, núi có ảnh hưởng đến con người. Cập nhật tri thức, nâng cao hiểu biết về các vấn đề môi sinh; Nâng cao hiểu biết về văn hóa tâm linh, thuyết nhân quả, tập tục... liên quan đến môi trường sống của cộng đồng; Hiểu biết về phong thủy, dương trạch, thuyết quả nguyệt, địa huyệt, địa mạch, lưu khí...; Trung tâm còn đào tạo và cung cấp kiến thức về chọn đất, chọn hướng làm nhà, làm công trình, về cải tạo và thiết kế mọi sản phẩm để có giá trị an lành; Môn học phong thủy, môi trường sinh thái; Các môn học ứng dụng: trường phái hình thể, trường phái lý khí, trường phái bât Trạch, môn khí công, môn nội công, môn yoga, môn dưỡng sinh
Trung tâm văn hóa môi sinh còn có nhiệm vụ tổ chức các lĩnh vực khác liên quan đến văn hóa môi sinh: Các câu lạc bộ, hội thảo, diễn đàn liên quan đến văn hóa môi sinh, thực hiện các hợp đồng xử lý văn hóa môi sinh.
Ông Phạm Phi Thường - Giám đốc Trung tâm cho biết, bước đầu, dự kiến 1 năm đào tạo tối đa là 4 khóa, mỗi khóa học là 60 ngày, mỗi tuần 3 buổi. Trung tâm có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy về phong thủy cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong bộ môn văn hóa môi sinh. Trong đó, có sự tham gia giảng dạy trực tiếp của các giáo sư, tiến sĩ như: GS. TS Văn Đức Thanh, GS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng, GS.TS Trần Đăng Bộ.
Ngoài ra, Trung tâm còn tham gia các hoạt động nghiên cứu như: thực hiện các đề tài nghiên cứu về văn hóa môi sinh; mở các cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, truyền thông; tìm kiếm các hoạt động hợp đồng về văn hóa môi sinh với các đối tác.