Thanh Hóa: Thêm một huyện xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

03/05/2019 06:25

(TN&MT) - Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục bùng phát trên địa bàn huyện Hậu Lộc. UBND huyện Hậu Lộc đã ra công điện khẩn đối phó với dịch, thành lập chốt kiểm dịch, đồng thời tiêu độc khử trùng tránh dịch lây lan.

Trước đó, vào ngày 29/4/2019, tại huyện Hậu Lộc có 3 hộ gia đình đã xảy ra lợn bị chết. Trong đó tại xã Thành Lộc, hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Ngọc là 25 con, và hộ gia đình bà Trần Lệ Mỹ là 10 con lợn bị chết. Hộ chăn nuôi của ông Trịnh Văn Vinh, xã Tuy Lộc đã có 7 con lợn mắc bệnh, chết.

Ngay khi xuất hiện tình trạng lợn chết, Chi cục Thú y tỉnh vùng 3 đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm tại phiếu số 924 và 925/CĐXN-CĐ ngày 30/4 cho thấy số lợn mắc bệnh, chết của các hộ dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Trước đó nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trước đó nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trước tình trạng trên, UBND huyện Hậu Lộc đã nhanh chóng cho tiêu hủy 225 con lợn (trọng lượng 6.781 kg), đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của 3 hộ này và thành lập 5 chốt kiểm soát dịch bệnh đối với lợn và các sản phẩm từ lợn vào vùng dịch.

Ngày 30/4/2019, UBND huyện Hậu Lộc đã ra Công điện số 02/CĐ-UBND về việc cấp bách phòng, chống dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn được phân công phụ trách để phát hiện sớm các ổ dịch và bao vây dập tắt dịch ngay khi còn ở diện hẹp, kiên quyết không để dịch lây lan ra diện rộng.

Ngoài ra, đối với trang trại có quy mô lớn, nhiều ô chuồng, dãy chuồng xử lý tiêu hủy toàn bộ số lợn trong ô chuồng có lợn bệnh; tiếp tục theo dõi, giám sát các ô chuồng khác, nếu có lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, thực hiện ngay việc tiêu hủy mà không cần thiết lấy mẫu xét nghiệm; các ô chuồng không có lợn bệnh, có thể tiếp tục nuôi hoặc giết mổ tiêu thụ tại chỗ.

Thành lập các chốt kiểm soát, trực 24/24h để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn; cũng như các chốt dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng dịch bị uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài.

Đồng thời, thực hiện việc tổng vệ sinh khử trùng, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh; khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dich; theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Thêm một huyện xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO