(TN&MT) - TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình hiện có nhiều dòng sông bao quanh, vừa góp phần thoát nước, tưới tiêu cho nông nghiệp và tạo cảnh quan đô thị, tuy vậy, một số tuyến như: Sông Đoan Túc, sông Bạch, sông Vĩnh Trà đang ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Báo động
Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Bình: Sông Đoan Túc thuộc hệ thống thoát nước thành phố, do UBND TP. Thái Bình quản lý, điểm đầu là cống Nhân Thanh chảy qua các tổ dân phố của phường Tiền Phong, cụm công nghiệp Phong Phú ra điểm cuối đấu với sông Bạch tại cầu Mùa, phường Phú Khánh.
Đây là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của nhân dân phường Tiền Phong, nước thải của một số cơ sở sản xuất đang hoạt động trong cụm công nghiệp Phong Phú chưa đấu nối về khu trung chuyển nước thải cụm công nghiệp. Các cơ sở này chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường theo quy định ra sông Đoan Túc. Ngoài ra, có việc đổ trộm luyn, dầu thải dưới cống xi măng Quách Đình Bảo (nằm giữa trạm trung chuyển nước thải cụm công nghiệp Phong Phú và khu tập kết rác của phường). Mực nước sông Đoan Túc có thời gian cao hơn mực nước sông Trà Lý nên khó khăn cho việc lấy nước từ sông Trà Lý để thau rửa nước sông từ cống Nhân Thanh là nguyên nhân gây tình trạng nước sông Đoan Túc bị ô nhiễm có màu đen, mùi hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân.
Trong khi, sông Bạch phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, do Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình quản lý, chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân Hòa, Phúc Thành chảy trên địa bàn TP. Thái Bình qua xã Tân Bình, phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà tại ngã ba phường Phú Khánh. Đây là nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp của 5 tổ chức xã thải tại khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh được UBND tỉnh Thái Bình cấp Giấy phép xả nước thải. Nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ sông. Vị trí đoạn sông thường ô nhiễm có màu đen bắt đầu từ vị trí hợp lưu sông Đoan Túc tại vị trí chân Cầu Mùa tới vị trí hợp lưu với sông Vĩnh Trà, sông Pari tại ngã ba phường Phú Khánh.
Sông Vĩnh Trà thuộc hệ thống thoát nước thành phố do UBND TP. Thái Bình quản lý, có điểm đầu từ cống Tam Lạc (sông Trà Lý) chảy qua các phường Lê Hồng Phong, Kỳ Bá, Quang Trung, điểm cuối hợp lưu với sông Bạch, sông Pari tại ngã ba phường Phú Khánh. Đây là nguồn tiếp nhận một phần nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, nước thải sinh hoạt của dân cư, hợp lưu nước ô nhiễm từ sông Bạch là nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Vĩnh Trà, từ ngã ba cầu Phúc Khánh qua phường Quang Trung. Như vậy, do nước sông Đoan Túc bị ô nhiễm hợp lưu với sông Bạch tại vị trí cầu Mùa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Bạch (từ cầu Mùa đến ngã ba Phúc Khánh) sau đó chảy về sông Vĩnh Trà tiếp tục gây ô nhiễm.
Cần có giải pháp lâu dài
Theo Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp TP. Thái Bình, một số doanh nghiệp chưa đấu nối nước thải vào hệ thống của Trung tâm là do tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định, ngừng hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng.
Đối với các doanh nghiệp đã đấu nối, Trung tâm ký hợp đồng thu gom nước thải và thu phí theo quy định của UBND tỉnh Thái Bình. Trung tâm ký hợp đồng thu gom nước thải, vận chuyển về Nhà máy Xử lý nước thải khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đối với doanh nghiệp chưa có hệ thống thu gom nước thải chạy qua (đa phần là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động), Trung tâm yêu cầu đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, yêu cầu thực hiện ngay việc đấu nối nước thải khi giai đoạn 2 của hệ thống thu gom nước thải được đầu tư xây dựng.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số tuyến sông trên địa bàn, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đưa ra một số kiến nghị. Theo đó, UBND TP. Thái Bình khẩn trương đầu tư hệ thống thu gom, đấu nối toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Phong Phú vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Nguyễn Đức Canh. Các đơn vị chức năng rà soát toàn bộ cửa xả nước thải sinh hoạt dân cư ra các tuyến sông nêu trên. Hoàn thiện mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt về trạm xử lý trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động nước thải cử hệ thống nước thải sinh hoạt tập trung truyền số liệu tự động, liên tục về Sở TN&MT tỉnh Thái Bình…
Trong đó, điều tra, thống kê các nguồn xả thải, nguồn tiếp nhận nước của các tuyến sông. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường tại các xã, phường. Qua đó, nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xả thải theo quy định. Đồng thời, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình phối hợp các Sở, ngành, đơn vị tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xả nước thải không đạt quy chuẩn ra môi trường.
Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Bình: Sông Đoan Túc thuộc hệ thống thoát nước thành phố, do UBND TP. Thái Bình quản lý, điểm đầu là cống Nhân Thanh chảy qua các tổ dân phố của phường Tiền Phong, cụm công nghiệp Phong Phú ra điểm cuối đấu với sông Bạch tại cầu Mùa, phường Phú Khánh.
Đây là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của nhân dân phường Tiền Phong, nước thải của một số cơ sở sản xuất đang hoạt động trong cụm công nghiệp Phong Phú chưa đấu nối về khu trung chuyển nước thải cụm công nghiệp. Các cơ sở này chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường theo quy định ra sông Đoan Túc. Ngoài ra, có việc đổ trộm luyn, dầu thải dưới cống xi măng Quách Đình Bảo (nằm giữa trạm trung chuyển nước thải cụm công nghiệp Phong Phú và khu tập kết rác của phường). Mực nước sông Đoan Túc có thời gian cao hơn mực nước sông Trà Lý nên khó khăn cho việc lấy nước từ sông Trà Lý để thau rửa nước sông từ cống Nhân Thanh là nguyên nhân gây tình trạng nước sông Đoan Túc bị ô nhiễm có màu đen, mùi hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân.
Trong khi, sông Bạch phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, do Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình quản lý, chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân Hòa, Phúc Thành chảy trên địa bàn TP. Thái Bình qua xã Tân Bình, phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà tại ngã ba phường Phú Khánh. Đây là nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp của 5 tổ chức xã thải tại khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh được UBND tỉnh Thái Bình cấp Giấy phép xả nước thải. Nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ sông. Vị trí đoạn sông thường ô nhiễm có màu đen bắt đầu từ vị trí hợp lưu sông Đoan Túc tại vị trí chân Cầu Mùa tới vị trí hợp lưu với sông Vĩnh Trà, sông Pari tại ngã ba phường Phú Khánh.
Sông Vĩnh Trà thuộc hệ thống thoát nước thành phố do UBND TP. Thái Bình quản lý, có điểm đầu từ cống Tam Lạc (sông Trà Lý) chảy qua các phường Lê Hồng Phong, Kỳ Bá, Quang Trung, điểm cuối hợp lưu với sông Bạch, sông Pari tại ngã ba phường Phú Khánh. Đây là nguồn tiếp nhận một phần nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, nước thải sinh hoạt của dân cư, hợp lưu nước ô nhiễm từ sông Bạch là nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Vĩnh Trà, từ ngã ba cầu Phúc Khánh qua phường Quang Trung. Như vậy, do nước sông Đoan Túc bị ô nhiễm hợp lưu với sông Bạch tại vị trí cầu Mùa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Bạch (từ cầu Mùa đến ngã ba Phúc Khánh) sau đó chảy về sông Vĩnh Trà tiếp tục gây ô nhiễm.
Cần có giải pháp lâu dài
Theo Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp TP. Thái Bình, một số doanh nghiệp chưa đấu nối nước thải vào hệ thống của Trung tâm là do tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định, ngừng hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng.
Đối với các doanh nghiệp đã đấu nối, Trung tâm ký hợp đồng thu gom nước thải và thu phí theo quy định của UBND tỉnh Thái Bình. Trung tâm ký hợp đồng thu gom nước thải, vận chuyển về Nhà máy Xử lý nước thải khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đối với doanh nghiệp chưa có hệ thống thu gom nước thải chạy qua (đa phần là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động), Trung tâm yêu cầu đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, yêu cầu thực hiện ngay việc đấu nối nước thải khi giai đoạn 2 của hệ thống thu gom nước thải được đầu tư xây dựng.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số tuyến sông trên địa bàn, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đưa ra một số kiến nghị. Theo đó, UBND TP. Thái Bình khẩn trương đầu tư hệ thống thu gom, đấu nối toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Phong Phú vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Nguyễn Đức Canh. Các đơn vị chức năng rà soát toàn bộ cửa xả nước thải sinh hoạt dân cư ra các tuyến sông nêu trên. Hoàn thiện mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt về trạm xử lý trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động nước thải cử hệ thống nước thải sinh hoạt tập trung truyền số liệu tự động, liên tục về Sở TN&MT tỉnh Thái Bình…
Trong đó, điều tra, thống kê các nguồn xả thải, nguồn tiếp nhận nước của các tuyến sông. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường tại các xã, phường. Qua đó, nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xả thải theo quy định. Đồng thời, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình phối hợp các Sở, ngành, đơn vị tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xả nước thải không đạt quy chuẩn ra môi trường.