Thách thức trong công tác bảo tồn di sản Đô thị cổ - Làng cổ Việt Nam

18/08/2018 17:16

(TN&MT) - Ngày 18/8, tại Bảo tàng Hội An đã diễn ra buổi Tọa đàm “Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy di sản đô thị cổ - làng cổ Việt Nam”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Những ngày văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam và Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ XVI”.

Quảng cảnh buổi Tọa đàm
Quảng cảnh buổi Tọa đàm
 

Tọa đàm do Cục Văn hóa thuộc Cơ quan Văn hóa Nhật Bản, tổ chức JICA, Đại học Nữ Chiêu Hòa phối hợp cùng Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức.

Tham dự buổi Tọa đàm có đại diện Ban quản lý các làng cổ Việt Nam như: Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế), làng cổ Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), làng gốm Thanh Hà (Hội An), thảo luận về những vấn đề khó khăn, bất cập mà các làng cổ ở các địa phương đang gặp phải trong công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng, với sự nỗ lực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng nhân dân nhiều di tích đã được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy di tích hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.

Áp lực từ phát triển từ du lịch đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy di sản Đô thị cổ - Làng cổ Việt Nam
Áp lực từ phát triển từ du lịch đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy di sản Đô thị cổ - Làng cổ Việt Nam
 

Bảo tồn di tích ở Việt Nam là ngành non trẻ còn rất nhiều vấn đề cần xây dựng hoàn thiện cả về lý thuyết tu bổ bảo tồn, hệ thống văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách, nâng cao nhận thức cho những người làm công tác bảo tồn, giải quyết bài toán mâu thuẫn làm thế nào cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.

Do đó, hiện nay các Di sản đô thị - làng cổ Việt Nam đang đối mặt không ít với những khó khăn thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy di sản. Việc học tập kinh nghiệm, sự giúp đỡ hỗ trợ từ những nước đã đạt nhiều thành quả trong công tác bảo tồn Di sản như Nhật Bản là hết sức cần thiết, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong từng điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Hiện nay các Di sản đô thị - làng cổ Việt Nam đang đối mặt với bài toán giữa bảo tồn trùng tu và phát triển gắn với nhu cầu thiết yếu của người dân bản địa
Hiện nay các Di sản đô thị - làng cổ Việt Nam đang đối mặt với bài toán giữa bảo tồn trùng tu và phát triển gắn với nhu cầu thiết yếu của người dân bản địa
 

Tại buổi toạ đàm, hàng loạt các vấn đề được đề cập đến như từ việc xuống cấp các di tích, áp lực phát triển đô thị hóa, gia tăng mật độ dân số đến thiếu vốn đầu tư, khan hiếm vật liệu trùng tu… Đặc biệt, bài toán giữa bảo tồn trùng tu và phát triển gắn với nhu cầu thiết yếu của người dân bản địa và lợi ích cộng đồng là điều hầu như các di sản làng cổ đều gặp phải.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 40 nghìn di tích cổ, trong đó với gần 3.300 di tích đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt. Đến nay Việt Nam đã có 25 di sản thế giới được Unesco công nhận (Di sản văn hoá và thiên nhiên: 08, Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp: 11, Di sản tư liệu: 6).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thách thức trong công tác bảo tồn di sản Đô thị cổ - Làng cổ Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO