(TN&MT) – Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội và cần có sự phối hợp giữa cộng đồng và Nhà nước. Điều đó càng thể hiện rõ nét trong dịp Tết ông Công ông Táo năm nay. Nhờ ý thức tốt của đại bộ phận người dân kết hợp với sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các đội vệ sinh môi trường hồ mà nhiều hồ trên địa bàn Hà Nội rất sạch sẽ trong ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, tại một số hồ, vẫn còn tồn tại nhiều rác như túi nilon, bàn thờ nhỏ, chân hương và tàn nhang.
Thả cá mang ý nghĩa tâm linh và bảo vệ môi trường – Đâu có dễ!
Dạo một vòng qua một số hồ trên địa bàn Hà Nội như: Hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình) và hồ Tây (quận Tây Hồ)… nhóm PV Báo TN&MT nhận thấy người dân Thủ đô đã có ý thức bảo vệ môi trường hơn trong việc phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp).Bạn Nguyễn Tuấn Hải – Tình nguyện viên Nhóm Giờ Trái đất 2018 chia sẻ: Từ thực trạng những năm trước đây, sau khi thả cá nhiều người dân đã thả luôn túi nilon bừa bãi vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm mất mỹ quan của hồ. Do đó, hơn 100 thành viên trong nhóm đã phân chia người ra khoảng 10 hồ trên địa bàn thành phố vừa giúp người dân thả cá, vừa vận động tuyên truyền để người dân không thả túi nilon. Cụ thể, khu vực hồ nào được đánh dấu X1, nhóm sẽ hỗ trợ người dân thả cá, khu vực X2 dành cho nhóm cầm các biển, áp phích tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường, còn khu vực đánh dấu là O, nhóm sẽ tổ chức dọn dẹp rác. Chia sẻ về ngày lễ tiến ông Công ông Táo về trời, Thầy Thích Tịch Giác – Trụ trì chùa Phúc Sơn (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) cho biết: Đây là năm thứ 7 tôi đến với hồ Tây để cùng với nhân dân tham gia thả cá. Ý nghĩa của ngày này sẽ trọn vẹn viên mãn hơn khi mỗi người dân ý thức được việc thả cá thế nào cho đúng, cho phù hợp và đảm bảo cá có thể sống được trong môi trường nước. Để có môi trường nước trong sạch, mọi người cần ý thức tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi xanh của Thủ đô và đất nước.
Theo quan sát của nhóm PV Báo TN&MT, ngày Tết ông Công ông Táo, tại hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa – Hà Nội), hầu hết người dân sau khi ra đây thả cá đều mang túi nilon để vào thùng rác nhằm bảo vệ môi trường.
Bà Vy Thị Quyển (ngõ Giếng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Năm nào vào ngày Tết ông Công ông Táo, bà cũng ra hồ Hoàng Cầu thả cá. So với những năm trước, năm nay, ý thức người dân khá tốt, đa phần người dân đều đặt túi nilon vào thùng rác ngay sau khi thả cá chứ không ném luôn xuống hồ như mọi năm.
Những gì bà Quyển nói rất đúng, tuy nhiên nhóm PV quan sát thấy vẫn còn một số trường hợp không chỉ thả cá mà còn thả cả bàn thờ, chân hương và tàn nhang xuống hồ. “Không phải do ý thức người dân kém, mà đó là vấn đề về tâm linh. Cả năm bát hương nghi ngút khói vào những ngày mồng Một, ngày Rằm, ngày giỗ, ngày lễ, ngày Tết… nên đến cuối năm cũng phải để bát hương được mát mẻ chứ. Không thả xuống hồ thì thả đi đâu?” – một người dân ở gần Ngã Tư Sở giải thích khi đang thả cá, tàn nhang và chân hương xuống hồ Hoàng Cầu.
Có thể thấy, nhiều người luôn mặc định trong đầu là ngày 23 tháng Chạp khi thả cá là phải thả cả tro, tàn nhang, chân hương và thậm chí cả bàn thờ cũ. Để thả cá vừa mang ý nghĩa tâm linh và vừa bảo vệ môi trường, không phải ai cũng có ý thức đầy đủ. Nhất là với người dân Việt Nam, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cần lên kế hoạch quản lý hiệu quả các hồ
Bà Chử Thị Hạnh – Tổ phụ nữ số 16, cụm 5 phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình cho biết: Dù ý thức người dân có nhiều chuyển biến, nhưng trước ngày Tết ông Công ông Táo, Hội phụ nữ phường Ngọc Khánh đã họp bàn lên kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các hội viên phụ trách tự quản các hồ trên địa bàn, không để người dân thả túi nilon, tro bụi xuống hồ, nếu ai cố tình thả sẽ bị nhắc nhở. Qua thực tế còn có 1 số người chưa đồng tình, tuy nhiên, những người thực hiện nhiệm vụ vẫn kiên quyết vận động thực hiện nghiêm việc giữ gìn và bảo vệ môi trường lòng hồ.Có mặt tại hồ Đắc Di (quận Đống Đa – Hà Nội), nhóm PV giật mình khi thấy túi nilon chồng chất trên các bậc thang đi xuống hồ và ven hồ. Người nào đi thả cá cũng mang theo túi nilon nhưng khi về không thấy cầm túi nilon trên tay, thay vào đó, họ tiện tay thả luôn trên bậc thang hay bờ hồ.
Không những thế, nhiều người còn mang đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo ra đốt ngay tại hồ. Nilon chất đống kèm theo khói do đốt vàng mã bay nghi ngút khiến nhóm PV cảm nhận thấy như đang đứng trong một bãi rác ven đô. Người đốt vàng mã còn đốt luôn cả túi nilon vì cho rằng không có đội vệ sinh môi trường đến thu gom và chở đi xử lý.
Cùng thuộc quận Đống Đa – Hà Nội nhưng môi trường của 2 hồ: hồ Hoàng Cầu và hồ Đắc Di hoàn toàn trái ngược. Nếu như tại hồ Hoàng Cầu, có xe rác đặt ngay trên lối đi xuống hồ ngay từ sáng sớm ngày Tết ông Công ông Táo thì ở hồ Đắc Di lại không thấy “bóng dáng” của thùng rác hay xe rác đặt ở vị trí phù hợp như vậy. Phải chăng do sự quản lý kém hiệu quả của cơ quan quản lý hồ? Thiết nghĩ, để ngày Tết ông Công, ông Táo vừa là ngày Lễ truyền thống, một phong tục đẹp của văn hóa Việt Nam, vừa mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, không chỉ cần ý thức cao của cộng đồng người dân trong việc thả cá mà còn cần cả sự quản lý tốt của các cơ quan quản lý hồ.
Thả cá mang ý nghĩa tâm linh và bảo vệ môi trường – Đâu có dễ!
Dạo một vòng qua một số hồ trên địa bàn Hà Nội như: Hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình) và hồ Tây (quận Tây Hồ)… nhóm PV Báo TN&MT nhận thấy người dân Thủ đô đã có ý thức bảo vệ môi trường hơn trong việc phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp).Bạn Nguyễn Tuấn Hải – Tình nguyện viên Nhóm Giờ Trái đất 2018 chia sẻ: Từ thực trạng những năm trước đây, sau khi thả cá nhiều người dân đã thả luôn túi nilon bừa bãi vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm mất mỹ quan của hồ. Do đó, hơn 100 thành viên trong nhóm đã phân chia người ra khoảng 10 hồ trên địa bàn thành phố vừa giúp người dân thả cá, vừa vận động tuyên truyền để người dân không thả túi nilon. Cụ thể, khu vực hồ nào được đánh dấu X1, nhóm sẽ hỗ trợ người dân thả cá, khu vực X2 dành cho nhóm cầm các biển, áp phích tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường, còn khu vực đánh dấu là O, nhóm sẽ tổ chức dọn dẹp rác. Chia sẻ về ngày lễ tiến ông Công ông Táo về trời, Thầy Thích Tịch Giác – Trụ trì chùa Phúc Sơn (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) cho biết: Đây là năm thứ 7 tôi đến với hồ Tây để cùng với nhân dân tham gia thả cá. Ý nghĩa của ngày này sẽ trọn vẹn viên mãn hơn khi mỗi người dân ý thức được việc thả cá thế nào cho đúng, cho phù hợp và đảm bảo cá có thể sống được trong môi trường nước. Để có môi trường nước trong sạch, mọi người cần ý thức tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi xanh của Thủ đô và đất nước.
Theo quan sát của nhóm PV Báo TN&MT, ngày Tết ông Công ông Táo, tại hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa – Hà Nội), hầu hết người dân sau khi ra đây thả cá đều mang túi nilon để vào thùng rác nhằm bảo vệ môi trường.
Bà Vy Thị Quyển (ngõ Giếng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Năm nào vào ngày Tết ông Công ông Táo, bà cũng ra hồ Hoàng Cầu thả cá. So với những năm trước, năm nay, ý thức người dân khá tốt, đa phần người dân đều đặt túi nilon vào thùng rác ngay sau khi thả cá chứ không ném luôn xuống hồ như mọi năm.
Những gì bà Quyển nói rất đúng, tuy nhiên nhóm PV quan sát thấy vẫn còn một số trường hợp không chỉ thả cá mà còn thả cả bàn thờ, chân hương và tàn nhang xuống hồ. “Không phải do ý thức người dân kém, mà đó là vấn đề về tâm linh. Cả năm bát hương nghi ngút khói vào những ngày mồng Một, ngày Rằm, ngày giỗ, ngày lễ, ngày Tết… nên đến cuối năm cũng phải để bát hương được mát mẻ chứ. Không thả xuống hồ thì thả đi đâu?” – một người dân ở gần Ngã Tư Sở giải thích khi đang thả cá, tàn nhang và chân hương xuống hồ Hoàng Cầu.
Có thể thấy, nhiều người luôn mặc định trong đầu là ngày 23 tháng Chạp khi thả cá là phải thả cả tro, tàn nhang, chân hương và thậm chí cả bàn thờ cũ. Để thả cá vừa mang ý nghĩa tâm linh và vừa bảo vệ môi trường, không phải ai cũng có ý thức đầy đủ. Nhất là với người dân Việt Nam, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cần lên kế hoạch quản lý hiệu quả các hồ
Bà Chử Thị Hạnh – Tổ phụ nữ số 16, cụm 5 phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình cho biết: Dù ý thức người dân có nhiều chuyển biến, nhưng trước ngày Tết ông Công ông Táo, Hội phụ nữ phường Ngọc Khánh đã họp bàn lên kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các hội viên phụ trách tự quản các hồ trên địa bàn, không để người dân thả túi nilon, tro bụi xuống hồ, nếu ai cố tình thả sẽ bị nhắc nhở. Qua thực tế còn có 1 số người chưa đồng tình, tuy nhiên, những người thực hiện nhiệm vụ vẫn kiên quyết vận động thực hiện nghiêm việc giữ gìn và bảo vệ môi trường lòng hồ.Có mặt tại hồ Đắc Di (quận Đống Đa – Hà Nội), nhóm PV giật mình khi thấy túi nilon chồng chất trên các bậc thang đi xuống hồ và ven hồ. Người nào đi thả cá cũng mang theo túi nilon nhưng khi về không thấy cầm túi nilon trên tay, thay vào đó, họ tiện tay thả luôn trên bậc thang hay bờ hồ.
Không những thế, nhiều người còn mang đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo ra đốt ngay tại hồ. Nilon chất đống kèm theo khói do đốt vàng mã bay nghi ngút khiến nhóm PV cảm nhận thấy như đang đứng trong một bãi rác ven đô. Người đốt vàng mã còn đốt luôn cả túi nilon vì cho rằng không có đội vệ sinh môi trường đến thu gom và chở đi xử lý.
Cùng thuộc quận Đống Đa – Hà Nội nhưng môi trường của 2 hồ: hồ Hoàng Cầu và hồ Đắc Di hoàn toàn trái ngược. Nếu như tại hồ Hoàng Cầu, có xe rác đặt ngay trên lối đi xuống hồ ngay từ sáng sớm ngày Tết ông Công ông Táo thì ở hồ Đắc Di lại không thấy “bóng dáng” của thùng rác hay xe rác đặt ở vị trí phù hợp như vậy. Phải chăng do sự quản lý kém hiệu quả của cơ quan quản lý hồ? Thiết nghĩ, để ngày Tết ông Công, ông Táo vừa là ngày Lễ truyền thống, một phong tục đẹp của văn hóa Việt Nam, vừa mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, không chỉ cần ý thức cao của cộng đồng người dân trong việc thả cá mà còn cần cả sự quản lý tốt của các cơ quan quản lý hồ.